Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Việt Nam - Một lịch sử chuyển giao văn hóa

160.000₫
Tình trạng: Hết hàng

Một lịch sử chuyển giao văn hoá. Cuốn sách được dịch và xuất bản từ nguyên bản tiếng Pháp tác phẩm Le Vietnam. Une histoire de transferts culturels (Nhà xuất bản Demopolis, Paris,...

Việt Nam - Một lịch sử chuyển giao văn hóa

Cuốn sách bao gồm 21 bài tham luận được chọn lọc từ các tham luận tại Hội thảo Chuyển giao văn hoá: Pháp – Việt/Âu – Á đã diễn ra tại Trường Sư phạm Cao cấp Paris (ENS) và Thư viện Quốc gia Pháp (BnF) từ ngày 04 đến ngày 06/6/2014. Các bài tham luận được chọn lọc trong sách này được sắp xếp vào năm phần:

Phần một: Viễn cảnh lí thuyết và lịch sử

Phần hai: Lịch sử tư tưởng

Phần ba: Xây dựng tri thức

Phần bốn: Văn học và nghệ thuật

Phần năm: Các tủ sách Việt Nam ở Thư viện Quốc gia Pháp

Để bạn đọc thuận lợi hơn khi tiếp nhận nội dung cuốn sách, chúng tôi xin lưu ý một số điểm sau đây:

– Mỗi bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phản ánh quan điểm của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và cũng không phản ánh quan điểm của người dịch. Do vậy, Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm tôn trọng những nội dung thảo luận khoa học của các tác giả và tính tương đối toàn vẹn của các bài nghiên cứu. Tuy nhiên, một số đoạn, câu từ trong một số bài viết của các tác giả có liên quan đến việc phân tích, bình luận, đánh giá một số cá nhân, sự kiện lịch sử mà chúng tôi chưa đủ điều kiện kiểm chứng chính xác... chúng tôi xin phép lược và ghi chú trong sách là |...|. Chúng tôi rất mong các tác giả, dịch giả và độc giả rộng lòng thông cảm. Khi các điều đó được kiểm chứng chính xác, chúng tôi sẽ bổ sung vào các lần tái bản.

– Một số chữ viết tắt và kí hiệu trong sách này với nghĩa đầy đủ như sau: Nd – Người dịch; Bt – Biên tập; [...] – tác giả bài viết lược; |chữ nội dung| – Người dịch ghi chú thêm để làm rõ nội dung...

Chúng tôi chân thành cảm ơn các tổ chức và cá nhân đã hợp tác, ủng hộ về tinh thần, trí tuệ và vật chất để cuốn sách được ra đời. Đặc biệt cảm ơn Trường  Sư phạm Cao cấp, phố Ulm, Paris (École Normale Supérieure, Rue d’Ulm/ENS) mà trực tiếp đại diện là Giáo sư Michel Espagne – Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS), Giám đốc Laboratoire d'excellence TransfertS – Chương trình Đầu tư cho tương lai ANR-10-IDEX-0001-02 PSL* và ANR-10-LABX-0099 cùng các cộng sự của ông, tiêu biểu là bà Annabelle Milleville – Phó Giám đốc Labex TransfertS; Nhà xuất bản Demopolis; PGS.TS. Hoai Huong Aubert-Nguyen, các tác giả... Đặc biệt trân trọng cảm ơn các dịch giả: Phạm Văn Quang,  Phạm Anh Tuấn, Đinh Hồng Phúc, Võ Thị Ánh Ngọc, Ninh Thị Sinh; các thành viên tham gia đọc thẩm định, góp ý: GS.TS. Đỗ Việt Hùng, PGS.TS.
Nguyễn Thị Hạnh, TS. Cao Việt Anh, PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Liên, PGS.TS. Nguyễn Thanh Tùng, TS. Trần Xuân Trí, TS. Đinh Minh Hằng...

Chúng tôi tin tưởng rằng cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều hiểu biết về lịch sử chuyển giao văn hoá Việt Nam. Chúng tôi đã cố gắng để bạn đọc hài lòng cả về nội dung và hình thức song trong quá trình dịch, hiệu đính, biên tập... khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong bạn đọc gửi góp ý để khi tái bản sách được hoàn thiện hơn.

LỜI NHÀ XUẤT BẢN.. 11

LỜI GIỚI THIỆU. 13

LỜI NÓI ĐẦU. 21

Phạm Văn Quang dịch

Phần một: VIỄN CẢNH LÍ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ.. 29

1. Chuyển giao văn hoá Pháp – Việt 30

Michel Espagne (Võ Thị Ánh Ngọc dịch)

• Xét lại một khái niệm... 31

• Chuyển giao trong bối cảnh thuộc địa. 34

• Việt Nam – những cuộc chuyển giao liên tiếp. 36

• Kiến trúc đô thị 40

• Đà Lạt - Thành phố của sự chuyển giao. 42

• Trong mĩ thuật 44

• Trong văn chương. 45

• Tính linh động của ngôn ngữ.. 50

2. Một “phòng thí nghiệm” để nghiên cứu chuyển giao văn hoá. 54

Philippe Papin (Võ Thị Ánh Ngọc dịch)

• Mắt xích đế chế và những giao lộ. 55

• Sự vay mượn, dấu chỉ của sinh hoạt chính trị và xã hội 58

• Những định lệ, bối cảnh và sự đa dạng. 60

• Sự phóng tác có hệ thống hay không?. 62

• Sự diễn lập và bản phiên. 64

• Tính năng của hiện tượng sinh phẩm kép (duplication). 67

• Cắt đứt, giải kết, vận dụng những tham chiếu mới 69

Phần hai: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG. 73

3. Gió Tây, gió Đông. 74

Nguyễn Phương Ngọc (Ninh Thị Sinh dịch)

• Đầu thế kỉ XX: khủng hoảng và mở cửa. 76

• Tác nhân, thời điểm, địa điểm và phương tiện truyền bá. 82

• Khai sáng nào?. 91

• Một Rousseau ở số nhiều và nhiều cách hiểu dị biệt 95

4. Công giáo tại Việt Nam.. 101

Pierre Brocheux (Võ Thị Ánh Ngọc dịch)

• Châu Á sẵn sàng cho công cuộc Phúc âm hoá. 101

• Du nhập vào Đại Việt 103

• Từ những cuộc bách hại đến sự “bảo lãnh” của thực dân. 105

• Giải thuộc địa hoá Công giáo Việt Nam... 109

• Hai thập niên mang tính quyết định: 1930 và 1940. 112

5. Phật giáo người Việt ở Pháp?. 116

Jérôme Gidoin (Đinh Hồng Phúc dịch)

• Bối cảnh chính trị 117

• Sự tuyên truyền Phật giáo trên đất khách. 122

• Phát triển qua việc nhận lấy trách nhiệm tôn kính người đã mất 123

• Sự đồng hoá căn tính Phật giáo với căn tính văn hoá. 125

• Chùa, một biểu tượng của bản sắc Việt Nam ở Pháp. 129

Phần ba: XÂY DỰNG TRI THỨC. 132

6. Nền kinh tế lai ghép ở giai đoạn hậu-Champa. 133

Andrew Hardy (Phạm Anh Tuấn dịch)

• Mô hình kinh tế hậu-Champa. 137

• Các trường sở giao dịch. 141

• Điểm trung chuyển. 148

7. Các nhà nghiên cứu phương Đông ở phương Đông. 153

Pierre-Yves Manguin (Phạm Anh Tuấn dịch)

• Một sứ mệnh mơ hồ: một cơ sở hàn lâm
trong một bối cảnh thuộc địa. 155

• Di sản của EFEO tại Việt Nam... 161

• Món nợ của EFEO: những học giả ở Hà Nội 171

• Ghi chú thư mục. 175

8. Hành nghề Tây Y. 177

Laurence Monnais (Phạm Anh Tuấn dịch)

• Một mô tả ngắn gọn có tính định lượng và định chất 178

• Trường Y Đông Dương tại Hà Nội
và những sinh viên xuất sắc nhất 180

• Đi du học, chuyên môn và cương vị xã hội 182

• Từ khu vực công chuyển sang khu vực tư nhân. 185

• Một làn gió tự do có lợi 186

• Về cung và cầu. 189

• Những người bênh vực cho một nền y tế Đông Tây kết hợp?. 191

9. Viện Đại học Đông Dương
và công trình văn hoá của Pháp ở Việt Nam.. 199

Hoàng Văn Tuấn (Phạm Anh Tuấn dịch)

• Sự ra đời và phát triển của giáo dục đại học ở Việt Nam... 200

• Những mục tiêu giáo dục đại học ở Việt Nam... 207

• Người Việt tiếp nhận hệ thống giáo dục hiện đại 209

• Ảnh hưởng của giáo dục đại học đối với người Việt 212

• Ảnh hưởng của văn hoá Pháp đến văn hoá Việt Nam... 215

• Một công trình tầm cỡ còn hạn chế. 218

10. Muối, lưu huỳnh và thuỷ ngân. 221

Nguyễn Thuỵ Phương (Phạm Anh Tuấn dịch)

• Về một lịch sử của các học trò. 222

• Một cuộc sống thường ngày trong môi trường đa văn hoá. 224

• Giữa hai nền văn hoá. 234

• Nền tảng ban đầu cho một cuộc đời 239

11. Kỉ nguyên của những cơn bão táp. 243

Alain Ruscio (Phạm Anh Tuấn dịch)

• Tướng Navarre: một cứu tinh mới?. 244

• Tấn công. 245

• Đợt tấn công thứ nhất 248

• Những anh hùng của chúng ta đối diện với những đợt tấn công
của người da vàng. 251

• Một sự can thiệp trực tiếp của Mĩ?. 256

• Sự thất thủ. 259

• Kết thúc một cuộc chiến tranh. 262

• Lời bạt 263

Phần bốn: VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT. 264

12. Hai thế giới nghệ thuật, một cuộc gặp gỡ. 265

Nadine André-Pallois (Phạm Văn Quang dịch)

• Phương Đông của các hoạ sĩ Pháp. 267

• Những quan sát đầu tiên, một sự xác nhận hiện trạng. 267

• Những nét thụ cảm về con người 269

• Trường Mĩ thuật Đông Dương. 274

• Những hoa trái của cuộc gặp gỡ.. 281

• Tài liệu tham khảo. 284

13. Chủ thể trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử. 286

Hoài Hương Aubert-Nguyễn (Phạm Văn Quang dịch)

• Chủ thể trữ tình trong thơ lãng mạn Pháp. 287

• Cấu trúc phát ngôn trong tiếng Việt 288

• Chủ thể trữ tình cổ điển ở Hàn Mặc Tử.. 290

• Sự khẳng định của một chủ thể trữ tình đa thể. 292

• Chủ thể trữ tình và tha tính. 296

14. Huyền thuyết của miền thanh lãng của Phạm Duy Khiêm.. 302

Tôn Thất Thanh Vân (Phạm Văn Quang dịch)

• Quãng đường của một con người và những chuyển giao đầu tiên. 303

• Sơ thảo xếp loại và hệ thống. 306

• Cuộc tìm kiếm văn chương của người sưu tập
và sự truy vấn căn tính. 313

15. Những giao lộ văn chương. 320

Julie Assier (Phạm Văn Quang dịch)

• Hành trình của một người Việt thân Pháp. 321

• Bến đỗ phương Tây, dấu tích Viễn Đông. 324

• Lịch sử Việt Nam dưới ánh sáng
của các huyền thoại Hy Lạp – La Mã. 330

16. Một kỉ nguyên mới của tiểu thuyết?. 336

Đoàn Cầm Thi (Phạm Văn Quang dịch)

• Sự tiến triển của một thể loại 337

• Tìm tòi và chinh phục. 341

17. Kí ức thi vị và căn tính lịch sử. 352

Veronica Ntoumos (Phạm Văn Quang dịch)

• Bối cảnh của tác phẩm... 353

• Hư cấu và lịch sử: thể thức diễn đạt đa điệu. 355

• Sự tái tạo đau thương. 357

• Những chuyển giao văn hoá, xã hội và chữ viết 358

Phần năm: CÁC TỦ SÁCH VIỆT NAM Ở THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP. 363

18. Kho Đông Dương của Thư viện Quốc gia Pháp. 364

Denis Gazquez (Phạm Văn Quang dịch)

• Các kho tư liệu liên quan đến Việt Nam thuộc địa
trong các chuyên khoa. 365

• Các kho tư liệu in ấn về Việt Nam thuộc địa trong các Khoa
theo chủ đề của Thư viện Tolbiac. 366

• Kho Đông Dương: quá trình lịch sử của một kho tư liệu. 368

• Thống kê và xử lí kho Đông Dương. 371

• Một điển hình chuyển giao văn hoá. 372

19. Chữ viết của tiếng Việt 374

Nguyễn Giáng Hương (Phạm Văn Quang dịch)

• Tiếng Việt 374

• Sự có mặt của chữ viết tiếng Việt ở Thư viện Quốc gia Pháp. 376

• Chữ Quốc ngữ.. 383

20. Khoa Nghệ thuật sân khấu. 388

Joëlle Garcia (Phạm Văn Quang dịch)

• Bảo tồn cái nhất thời của sân khấu. 388

• Sân khấu ở Đông Dương qua tủ sưu tập của Rondel 390

• Những quan hệ văn hoá rõ nét trong các kho lưu trữ.. 392

21. Các nguồn tư liệu hình ảnh liên quan đến Việt Nam.. 396

Olivier Loiseaux (Phạm Văn Quang dịch)

• Phim cảnh trên kính. 397

• Tủ tư liệu Firmin-André Salles. 399

 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo