Nhà tu hành và nhà triết học: Cuộc đối thoại giữa Phật giáo phương Đông và Triết học phương Tây
Tác giả: Matthieu Ricard, François Revel
Dịch giả: Triệu Việt Tân, Dương Thắng
Hình thức: bìa mềm, 419 trang
Thể loại: Triết lý nhân sinh
Nhà xuất bản: NXB KHXH
Nhà tu hành và nhà triết học: Cuộc đối thoại giữa Phật giáo phương Đông và Triết học phương Tây
Nhà tu hành & Nhà triết học ghi lại cuộc đối thoại lớn giữa Jean-François Revel và Mathiew Ricard – một cuộc đối thoại giữa Triết học phương Tây và Phật giáo phương Đông.
M.R đại diện cho Phật giáo. Ông từng là tiến sĩ Sinh học phân tử nhưng sau đó lại rời Paris để đến Darjeeling ở Ấn Độ theo học các bậc linh sư Tây Tạng, một cuộc học đạo lâu dài dẫn đến một sự cải đổi thực sự sang đạo Phật.
J.F đại diện cho Triết học và là cha của M.R. Ông là một nhà triết học và nhà bình luận chính trị có ảnh hưởng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
Jack Miles viết lời tựa cho cuốn sách và nói rằng “Họ trò chuyện về các tư tưởng, nhưng từ đầu đến cuối là một cuộc trò chuyện thân thiết. Hai người bất đồng gay gắt về những vấn đề mà người kia coi là hết sức quan trọng, nhưng cả hai vẫn quan tâm đến nhau như quan tâm đến kết quả của cuộc tranh luận…”
J.F : Vậy ý thức đó từ đâu mà có, kể cả cái (ý thức – ND) rất sơ khai trong vi sinh vật?
M.R : Phật giáo trả lời bằng cách nói rằng cái ý thức ấy chỉ có thể bắt nguồn từ một kiếp trước, phù hợp với luật “bảo tồn ý thức” không tương tự như sự bảo toàn năng lượng trong thế giới vật chất.
J.F : Dĩ nhiên, đó không phải là cái mà khoa học có thể nghĩ.
Sau cuộc tranh luận kéo dài với nhiều vấn đề như “Tinh thần tôn giáo và tinh thần thế tục”, “Không ngoan, khoa học và chính trị”, hay như “Truy tìm nguồn gốc của bạo lực”, “Phật giáo và sự chết”… thì cả hai đều có những kết luận của riêng mình:
J.F – nhà triết học tóm lược rằng ” …Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội ẩn dật thụ động của nhà Phật chỉ là một huyền thoại…Nền tảng lí thuyết của sự không ngoan nhà Phật đối với tôi dường như không được chứng minh và không thể chứng minh được….Phương Tây đã ca khúc khải hoàn trong khoa học, nhưng không còn có những hệ thống đáng tin cậy hoặc về khôn ngoan, hoặc về đạo đức…Sự khôn ngoan không dựa trên niềm xác tín khoa học, và sự xác tín khoa học không dẫn đến khôn ngoan. Cả hai, tuy nhiên, đều tồn tại, mãi mãi không thể thiếu, mãi mãi tách biệt, mãi mãi tương hỗ.”
M.R – nhà tu hành thì kết luận rằng : “Phật giáo giờ đây có thể dành được vị trí xứng đáng của mình trong lịch sử của khoa học và tư tưởng. Nhưng cái hay là mặc dù Phật giáo thời xưa có thể đã phát triển một lí thuyết về nguyên tử chi tiết và nhất quán hơn lí thuyết của Democritus, thì giá trị của nó không chỉ nằm trong một vài quan điểm tri thức luận. Phật giáo đưa ra một khoa học về tâm trí, một khoa học suy tưởng chiêm nghiệm hoà điệu với thời đại ngày nay hơn bao giờ hết – và nó luôn luôn là như vậy – bởi nó giải quyết những cơ cấu căn bản nhất của hạnh phúc và khổ đau.”
"Hạnh phúc nhất thiết hàm ngụ sự khôn ngoan. Không có khôn ngoan, sẽ không thể xác định đúng nguyên nhân chủ yếu của cái ta tri giác như sự bất hạnh - đó là sự bất mãn dai dẳng chế ngự tâm trí. Sự bất mãn đó là do không có khả năng vượt qua những độc tố tâm thần của căm giận, ghen tức, bám víu, tham lam và tự tôn, những thứ khởi sinh từ một thế giới quan dĩ - ngã - vi - trung và từ sự bám víu lấy ý tưởng về một bản ngã đầy sức mạnh trong ta.
Cấu tứ căn bản khác của hạnh phúc tóm tắt trong ba từ: vị tha, yêu thương và từ bi. Làm sao ta tìm thấy hạnh phúc cho mình khi tất cả quanh ta những người khác thường xuyên đau khổ? Niềm hạnh phúc của riêng ta gắn liền mật thiết với hạnh phúc của những người khác".
Mục lục
LỜI TỰA CỦA JACK MILES
Từ nghiên cứu khoa học đến câu hỏi tâm linh
Là tôn giáo hay triết học?
Con ma trong cái hộp đen
Một khoa học về tâm trí
Tìm kiểm thực tại: Các siêu hình học Phật giáo
Hành động ở thế gian và hành động vì bản ngã
Phật giáo và phương Tây
Tinh thần tôn giáo và tinh thần thế tục
Truy tìm nguồn gốc của bạo lực
Khôn ngoan, khoa học và chính trị
Phật giáo: suy giảm và phục hưng
Đức tin, nghi lễ và mê tín
Phật giáo và sự chết
Sự tối thượng của các cá thể
Phật giáo và phân tâm học
Những ảnh hưởng văn hóa và truyền thống tâm linh
Cái tiến bộ và cái mới lạ
Những câu hỏi của nhà sư với nhà triết học
Ket luận của nhà triết học
Ket luận của nhà sư
SÁCH CÙNG TÁC GIẢ
Bàn về cách sống: Đối thoại giữa triết gia, bác sỹ và nhà sư - Ricard Matthieu, Christophe Andre, Alexandre Jollien
Ngôi nhà chúng tôi ngụ để viết cuốn sách này nằm sâu trong rừng ở Dordogne. Cách đó không xa là con đường nhỏ chúng tôi thường đi dạo giữa hai cuộc đàm đạo. Và, ở một ngã tư, có tấm bảng gỗ chỉ đường đến ngôi làng nhỏ bên cạnh, với dòng chữ viết tay: “Niềm vui: Ngõ cụt”! Nhưng chúng tôi không nghe theo lời nhắn nhủ này. Trong suốt hai tuần làm việc trong không khí tràn đầy tình bằng hữu, niềm vui trong lòng chúng tôi còn lâu mới là “ngõ cụt”! Ngôi nhà chúng tôi ngụ để viết cuốn sách này nằm sâu trong rừng ở Dordogne. Cách đó không xa là con đường nhỏ chúng tôi thường đi dạo giữa hai cuộc đàm đạo. Và, ở một ngã tư, có tấm bảng gỗ chỉ đường đến ngôi làng nhỏ bên cạnh, với dòng chữ viết tay: “Niềm vui: Ngõ cụt”!
Nhưng chúng tôi không nghe theo lời nhắn nhủ này. Trong suốt hai tuần làm việc trong không khí tràn đầy tình bằng hữu, niềm vui trong lòng chúng tôi còn lâu mới là “ngõ cụt”! Cả ba chúng tôi đã quyết định gặp nhau để cùng viết một cuốn sách bàn về cách sống. Không phải là một cuốn sách giáo khoa giáng cho những bài học, mà là một cuốn sách nói về niềm tin cũng như kinh nghiệm của chúng tôi. Chúng tôi thấy dường như ba quỹ đạo của chúng tôi, tuy khác nhau là vậy – triết gia, thầy tu, bác sĩ tâm thần – nhưng có lẽ sẽ cho phép có một sự giao thoa quan điểm phong phú về những đề tài lớn lao truy vấn mọi con người mỗi khi họ suy ngẫm về cách thức dẫn dắt đời mình.
Chúng tôi biết nhau đã lâu. Chúng tôi đã đọc sách của nhau. Thế rồi chúng tôi gặp mặt và trở thành bạn bè. Qua những lần gặp mặt, nhờ những giá trị, niềm tin chung, ý nghĩ viết chung một cuốn sách nảy sinh. Trong bộ ba huynh đệ chúng tôi, mỗi người có một vai. Matthieu là anh cả, độ lượng vững vàng, đi khắp năm châu để bảo vệ những chính nghĩa mà anh ấp ủ (các dự án nhân đạo, Tây Tạng, lòng vị tha) với sự tráng kiện cả về trí lực lẫn thể lực buộc hai cộng sự của anh phải nể phục. Alexandre là em út, vui vẻ trìu mến, đầu óc sáng láng, đầy sáng tạo, thi vị, thích cười và chọc cười, thích được nghe thủ thỉ và biết yêu thương. Christophe là anh hai, điềm tĩnh, tha thiết giúp đỡ, giải thích, kẻ cô độc nhất trong nhóm, nhưng luôn thấy hạnh phúc được ở bên các “thiện hữu”, biệt danh bộ ba tự đặt cho mình.
Cũng nên nói vài lời về địa điểm và khung cảnh. Trong những ngày trò chuyện này, chúng tôi sống ở một nếp nhà hết sức đơn sơ, nhìn ra thung lũng Vézère. Từ đây, chúng tôi được ngắm mặt trời mùa đông mọc lên, dịu dàng ló ra từ sương mù rồi soi sáng dần cảnh vật. Trong ngôi nhà đó, chúng tôi được tiếp đãi như các ông hoàng vùng Périgord, bằng các bữa chay ngon lành, và chúng tôi chỉ việc ngồi trầm tư, thảo luận với nhau bên lò sưởi mà thôi. Để trí não thông suốt thì đã có những buổi dạo chơi tuyệt vời giữa thiên nhiên, ngồi bên bàn hàn huyên với bạn bè đến chơi, rồi đến thăm cộng đồng Phật tử ở Trung tâm Nghiên cứu Chanteloube nằm giữa những đền thờ, bảo tháp và tịnh thất.
Chúng tôi cũng được cười thật nhiều khi tìm tựa cho tác phẩm của mình. Đây là những cái tên các bạn không được biết (và chúng tôi hy vọng các bạn sẽ hiểu khởi nguồn của chúng khi đọc cuốn sách): Ba người đàn ông trong một xóm nhỏ; Những người thợ sửa giày từ bi; Những tên cướp bản ngã; Những tiều phu vị tha; Những người thợ ống nước đầy biết ơn; Những người gác cổng Périgord; Những người hốt rác cái tôi, tôi, tôi; Những con giun biết lắng nghe; Biệt đội tối ưu thành tích từ bi.
Trong những ngày làm việc này, vây quanh chúng tôi là bao thiện nam tín nữ, thường trực hay ghé thăm. Không có họ thì chúng tôi đã không thể nào thực hiện dự định này: trên bìa là ba cái tên của chúng tôi, nhưng có cả một mạng lưới những thiên thần và bà tiên đã nghiêng mình bên cái nôi của cuốn sách này. Một điều cuối cần xác định là, cuốn sách này tập hợp những trao đổi về kinh nghiệm và niềm tin của ba người bạn mà quỹ đạo, tính cách và nghề nghiệp của họ đã đưa đẩy tới chuyện suy ngẫm và đàm luận về những điều làm cho con người trở nên tốt đẹp. Chúng tôi không vờ mình là mẫu mực trong vấn đề này, hay là mẫu mực về nỗ lực cần hoàn thành và khó khăn phải vượt qua.
Các cuộc đàm đạo của chúng tôi bàn về những đề tài chúng tôi đã chọn trước khi ở lại đây, và mỗi tối chúng tôi quyết định đề tài cho ngày mai, để đêm sẽ cho chúng tôi lời khuyên bảo. Những trao đổi không ra đầu ra đũa của chúng tôi được ghi âm lại toàn bộ, rồi được chép lại ra giấy. Tiếp đó các biên tập viên, cũng như chính chúng tôi, sẽ bắt tay vào “gọt giũa” và cho vào khuôn dạng những giờ trò chuyện và tranh luận này.
Chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ tìm thấy trong những trang sách này chút gì đó từ bầu không khí siêng năng và hoan hỉ của những cuộc trao đổi, cũng như tinh thần ngẫu hứng cùng sự tận tâm của chúng tôi trong việc cố gắng truyền đạt mạch lạc cho độc giả. Giờ thì hãy đến ngồi cạnh chúng tôi, trên một chiếc ghế dựa hoặc, còn gần chúng tôi hơn nữa, trên những chiếc ghế bành đã mệt rã nhưng niềm nở mà chúng tôi ngồi. Mấy người bạn kia đã có mặt rồi, và họ sẽ sớm nói cho chúng ta nghe những điều quý giá. Lửa lách tách trong lò sưởi, thung lũng trải dài bên ngoài cửa sổ, mặt trời mùa đông bắt đầu dịu nhẹ, trà nghi ngút trong tách sưởi ấm đôi bàn tay và kích thích thần trí. Alexandre làm vẻ tinh nghịch và nói đùa một câu, Matthieu chỉnh lại kính và vỗ tay nhắc mọi người chú tâm hơn, còn Christophe thì nhìn lần cuối những ghi chú mà anh đã ghi lại tối hôm trước trong cuốn sổ tay nhỏ (anh biết mấy gã bạn gian xảo hay quay qua chờ anh xung phong).
Cuộc thảo luận sắp bắt đầu, chỉ còn thiếu các bạn nữa thôi…
Thực hành thiền định - Ricard Matthieu
Nếu như học thiền là một con đường mà ngay cả các bậc cao minh nhất đã theo đuổi trong suốt cuộc đời của họ thì thực hành thiền trong cuộc sống hàng ngày sẽ làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về chính bản thân mình và thế giới. Đó là thông điệp mà cuốn sách Thực hành thiền định muốn gửi đến chúng ta. Cuốn sách vừa như vị thầy hướng dẫn tâm linh và triết học, vừa như người dắt dẫn cụ thể cho chúng ta cách thực hành thiền.
Mang trong mình hai nền văn hóa, bản thân lại có kinh nghiệm của người tu sỹ, hiểu biết những kinh sách thiêng liêng, được thường xuyên tiếp xúc với các vị thầy, Mathieu Ricard cho chúng ta thấy đặc tính chung của một môn phái thiền xây dựng trên nền tảng là tình thương yêu đồng loại, sự cảm thông và phát triển các phẩm chất của con người. Ông cũng hé lộ cho ta thấy những phúc lạc đương nhiên mà thiền có khả năng mang lại cho mỗi người trong một xã hội hiện tại vốn mang đậm tính cá nhân và vật chất, giúp chúng ta khám phá và vun trồng những khát vọng sâu xa nhất của bản thân.
Vượt Qua Cái Tôi: Đối thoại giữa nhà sư và nhà khoa học - Ricard Matthieu & Wolf Singer
Cuộc đối thoại giữa khoa học Tây phương và Phật giáo nổi bật lên trên những tranh luận thường là khó khăn giữa khoa học và tôn giáo. Có một thực tế rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa mà thường được hiểu ở phương Tây. Nó không dựa trên quan điểm về một đấng sáng tạo và vì thế, nó không đòi hỏi phải có đức tin. Phật giáo có thể được miêu tả là một môn “khoa học của tâm trí” và là một con đường biến đổi từ hỗn loạn đến sáng suốt, từ đau khổ đến tự do. Nó có điểm chung với các bộ môn khoa học là khả năng khảo sát tâm trí theo kinh nghiệm. Đây là điều khiến cho một nhà sư Phật giáo và một nhà thần kinh học có thể đối thoại được với nhau và đạt được thành quả: giải đáp một loạt những câu hỏi trải rộng từ vật lý học lượng tử cho đến những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.
Hai bên đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm. Cho đến gần đây, hầu hết các triết lý Tây phương vẫn được xây dựng xoay quanh sự tách biệt giữa tâm trí và vật chất. Những học thuyết khoa học ngày nay cố gắng lý giải cách thức hoạt động của bộ não có dấu ấn rõ ràng của chủ nghĩa nhị nguyên này. Trong khi đó, đạo Phật ngay từ đầu đã đề xuất một cách tiếp cận thực tại không phân biệt. Các ngành khoa học nhận thức nhìn nhận ý thức như một thứ được khắc lên cơ thể, xã hội và văn hóa.
Đã có hàng trăm quyển sách và bài viết được dành riêng cho những lý thuyết về tri thức, thiền định, khái niệm cái tôi, xúc cảm, sự tồn tại của ý chí tự do và bản chất của ý thức. Cuốn sách này không tạo nên một bảng thống kê những quan niệm đã và đang tồn tại về những chủ đề này. Thay vào đó, mục đích của nó là đối chiếu hai góc nhìn đã cắm sâu trong những truyền thống lâu đời: thực hành chiêm nghiệm của Phật giáo với nhận thức luận và nghiên cứu trong khoa học thần kinh. Cuốn sách tập hợp những trải nghiệm và các kỹ năng để thử trả lời cho những câu hỏi sau: Có phải những trạng thái khác nhau của ý thức đến thông qua thiền định và huấn luyện tâm trí có mối liên kết với các quy trình thần kinh không? Nếu thế thì sự tương quan sẽ vận hành như thế nào.
Cuốn sách này chỉ là một đóng góp khiêm tốn cho một lĩnh vực bao la là đối chiếu các quan điểm và kiến thức về bộ não và ý thức của các nhà khoa học với những người hành thiền – nói cách khác là cuộc gặp gỡ giữa hiểu biết trực tiếp và hiểu biết gián tiếp.
Những dòng sau đây đi theo con đường này và chúng tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước quy mô của nhiệm vụ. Đôi khi, chúng tôi cho phép bản thân mình bị cuốn trôi bởi các chủ đề chúng tôi ưa thích, và điều này, ở một số chỗ, sẽ được thể hiện dưới dạng những thay đổi về đường hướng của cuộc trò chuyện hoặc sự lặp lại. Chúng tôi đã quyết định giữ nguyên toàn bộ cuộc đối thoại bởi việc phát triển một cuộc trao đổi trong suốt một thời gian dài như vậy là rất hy hữu và đem lại rất nhiều điều. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn gửi lời xin lỗi đến các độc giả vì những điều mà có thể chúng tôi bỏ quên.
Cuộc đối thoại này đã làm gia tăng hiểu biết chung của chúng tôi về các chủ đề mà chúng tôi đưa ra. Chúng tôi xin mời các độc giả tham gia cùng và hy vọng các bạn cũng sẽ được hưởng lợi từ những năm tháng làm việc, nghiên cứu của chúng tôi về những khía cạnh căn bản của cuộc đời.
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu bạn đọc !
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.