Nam Kỳ và Cư Dân Các Tỉnh Miền Đông - J.C. Baurac
Tác giả: J.C. Baurac
Dịch giả: Huỳnh Ngọc Linh
Hình thức: Bìa cứng, 16 x 24 cm, 516 trang
Thể loại: Lịch sử Việt Nam
Nam Kỳ và Cư Dân Các Tỉnh Miền Đông - J.C. Baurac
Sau Hocquard là bác sĩ thuộc địa hạng nhứt J.C. Baurac với bộ sách lừng danh về Nam kỳ, nay chính thức có bản Việt ngữ để độc giả và các nhà nghiên cứu sử dụng, tham khảo, trích dẫn...
Tác giả ở Nam kỳ từ năm 1886, viết hai cuốn sách xuất bản năm 1894 và 1899 lần lượt là "Nam kỳ và cư dân miền Tây", "Nam kỳ và cư dân miền Đông". Baurac là một phượt thủ siêu hạng, với tư duy khoa học của người châu Âu (nguyên là bác sĩ dịch tễ) đã gần như ghi chép lại mọi thứ về Nam kỳ thuở ấy.
Cùng thời chúng ta có bản đồ từng hạt ở Nam kỳ (từ năm 1881 đến 1897), và bộ Monographie (Địa lý học Nam kỳ), nay thêm bộ sách hơn 1.100 trang kèm hình ảnh quý của Baurac, cũng là thêm một tài liệu giá trị để tìm hiểu vùng đất này.
Bộ sách do Omega+ liên kết với Nxb Tổng hợp xuất bản, nằm trong chuỗi sách kỷ niệm 5 năm thành lập Omega+ với nhiều ấn phẩm mới, hay và tiêu tốn khá nhiều ngân lượng của các Mọt.
Nam kỳ và cư dân là bộ sách tiếp theo trong tủ sách "Hiểu Việt Nam qua tư liệu Pháp ngữ" do Omega+ thực hiện.
.........
Trong số nhiều tác phẩm về vùng đất và con người Việt Nam một thuở do người Pháp ghi chép, bộ sách 2 tập Nam kỳ và cư dân (tập đầu về các tỉnh miền Tây và tập sau về các tỉnh miền Đông) của bác sĩ thuộc địa hạng nhất J. C. Baurac chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Với thời gian sống và làm việc lâu năm, phải thực địa sâu sát đến từng địa phương của Nam kỳ với lý do chuyên môn nghề nghiệp là bác sĩ, được tiếp xúc với người dân bản xứ và quan chức thuộc địa cả người An Nam lẫn người Pháp, ông đặc biệt thấu hiểu xứ sở thông qua hành trình tác nghiệp dọc theo hệ thống sông ngòi chằng chịt của vùng đất này, cùng với đó là khả năng tiếp cận những dữ liệu về dân cư, địa chí, các đặc điểm địa lý và tự nhiên, lịch sử… Các yếu tố này góp phần giúp tác giả Baurac xây dựng được 2 tập sách đồ sộ về Nam kỳ cuối thế kỷ XIX, với dày đặc thông tin và kèm theo những đánh giá về cơ hội phát triển của xứ Nam kỳ, những điều thiết tưởng vẫn còn hữu ích cho chúng ta ngày hôm nay.
Tiếp sau một Nam kỳ và cư dân: Các tỉnh miền Tây với giá trị tư liệu dồi dào, phong phú và đầy hữu ích, tác giả J. C. Baurac trở lại cùng chúng ta với tác phẩm giúp hoàn thiện bộ sách địa chí của mình về con người và vùng đất phương Nam: Nam kỳ và cư dân: Các tỉnh miền Đông. Có thể nói, hành trình khảo sát dịch tễ của vị bác sĩ thuộc địa này, vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, không chỉ góp phần giúp nghiên cứu cải thiện tình trạng vệ sinh, khắc phục vấn đề dịch bệnh thông qua phương thức tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh… mà còn giúp ông tiếp xúc và thu thập được nhiều thông tin và dữ kiện hỗ trợ việc lập thành một bộ sách địa chí vô cùng hữu ích cho người Pháp một thuở, và cho cả người Việt chúng ta, xưa cũng như nay.
“Như đã nói, Nam kỳ là một xứ sở đầy triển vọng. Dưới nhiều góc độ khác nhau về thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, mọi thứ vẫn chưa được thực hiện. Thương mại chỉ nằm trong tay số ít đồng bào ta, trong khi người Hoa thực sự là một đối thủ đáng gờm. Công nghiệp gần như thuộc về người An Nam và Hoa kiều. Nông nghiệp vẫn còn để ngỏ cho kiều dân Âu châu có tiềm lực kinh tế mạnh những vùng đất khai khác mênh mông.” - Tác giả J. C. Baurac, bác sĩ thuộc địa hạng nhất
Là tập thứ hai của bộ Nam kỳ và cư dân (tên tiếng Pháp: La Cochinchine et ses habitants) nên lần này tác giả Baurac đi thẳng vào việc giới thiệu các hạt thuộc miền Đông Nam kỳ.
Các hạt này gồm: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An [lưu ý là theo cách xếp của người Pháp, 3 địa phương này thuộc miền Đông Nam kỳ, khác với cách xếp của chúng ta ngày nay là thuộc miền Tây Nam bộ], Chợ Lớn, Gia Định, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Bà Rịa, Cap St-Jacques, Poulo-Condore [quần đảo Côn Lôn/Côn Đảo ngày nay].
Các chương này được trình bày lớp lang theo bố cục: diện tích, ranh giới hành chính; liệt kê các tổng/làng/chợ/trung tâm hành chính-kinh tế quan trọng ở từng hạt, với những địa danh và nhân danh tạo điểm nhấn cho từng hạt, tác giả đều tìm tòi cách lý giải cho sự tích/huyền thoại liên quan, qua đó gián tiếp giúp người đọc có một hành trình xuyên không-thời gian tìm hiểu về vùng đất; nêu rõ ưu điểm cũng như những điểm bất lợi của từng địa phương đối với khả năng phát triển lâu dài.
Nhìn chung, về mặt sắp xếp nội dung từng chương về từng hạt, không có gì quá khác biệt so với phần thư hai ở cuốn về miền Tây.
*Lưu ý: trước mỗi chương ở Phần thứ hai đều có bản đồ hành chính cuối thế kỷ 19 của từng hạt Nam kỳ.
Trích đoạn hay
“Lịch sử tỉnh Gia Định gần như là lịch sử của chính Nam kỳ, bởi vì tỉnh này luôn là mục tiêu của mọi chiến dịch quân sự diễn ra trong khu vực thuộc đế quốc An Nam này...
...] Ở hạt Gia Định từng xảy ra khá nhiều sự kiện và cũng có nhiều di tích lịch sử. Đầu tiên, tại một ngôi làng, Thân Hòa, vào đầu cuộc chinh phạt của Pháp, Thống chế Nguyễn Tri Phương [tổng thống quân vụ đại thần] đã thiết lập các tuyến phòng thủ nổi tiếng mà người Pháp biết đến dưới tên phòng tuyến Chí Hòa hay Kì Hòa.”
– Chương “Hạt Gia Định”
“Cấu tạo địa hình của Tây Ninh gần giống với các hạt miền Đông. Chỉ có một điểm nổi bật cần lưu ý: ngọn núi nổi tiếng với tên Núi Bà Đen, cao 884 mét, nằm cách Tây Ninh 15km về phía bắc. Núi này do đá hoa cương dâng lên, không có người ở; người ta cũng không khai thác đá hoa cương, dân bản xứ nói rằng không thể làm việc ở đây vì thiếu nước. Núi chứa một lượng lớn mica và thạch anh; nhiều người còn cho rằng có cả vỉa vàng. Một cái chùa nằm ở độ cao 400 mét, là chốn hành hương của nhiều người bản xứ.
[…] Núi Bà Đen cao gần 900 mét, là núi có nhiều thú rừng; một cuộc lùa thú của người Cao Miên luôn dành cho thợ săn khao khát xúc cảm những bất ngờ thú vị. Hiểu rõ nơi chốn thú săn trú ngụ, người Cao Miên, vốn cũng rất ham săn bắn, rất hào hứng được tập hợp đông đảo và hưởng ứng lời mời gọi dành cho họ. Về điểm này, chúng ta cũng không thể không nhận thấy ở họ một sự vượt trội so với người An Nam, những người luôn thiếu nhiệt huyết trong săn bắn cũng như nhiều việc khác, cái đam mê và hiểu biết về nghệ thuật săn bắn là đặc trưng của giống nòi Khmer. Người Cao Miên đánh dấu vị trí trong những khu vực khó thâm nhập nhất của khu rừng, nơi chắc chắn con thú bị săn đuổi phải chạy qua, họ hẳn cho rằng đó là vị trí tốt nhất cho phép bạn nhả đạn.”
- Chương “Hạt Tây Ninh”, phần từ trang 419 có giải thích rõ về tên gọi cái tên “Bà Đen”
“Côn Lôn cách Sài Gòn 100 dặm. Tàu thuyền mất trung bình 12 giờ đi từ Côn Lôn tới Vũng Tàu; mực nước sông phụ thuộc thủy triều, vì vậy giữa Côn Lôn và Sài Gòn hành trình phải đến 24 giờ.
Không có liên lạc thường xuyên giữa đất liền và các đảo.”
- Chương “Poulo-Condore” [lưu ý thời gian đi, ngày xưa mất tầm 12 tiếng đi biển, ngày nay mất gần 4 tiếng đi biển; nếu đi từ Sóc Trăng chỉ mất gần 3 tiếng]
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu.
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.