Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN GIAO LƯU VĂN HÓA

160.000₫ 200.000₫
Tình trạng: Hết hàng
  • Tác giả: Vĩnh Sính
  • Số trang: 504
  • Loại bìa: bìa mềm
  • Thể loại: Lịch sử Việt Nam

Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa của Giáo sư Vĩnh Sính in lần đầu năm 2001. Tháng 9/2015, cuốn sách được Giải thưởng Sách Hay vinh danh ở hạng mục sách Nghiên cứu. Tròn 1 năm sau, cuốn sách được Công ty Sách Dân Trí (DT Books) tái bản và sẽ ra mắt bạn đọc ngày 20/9/2016.

Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa được chia làm ba phần: phần 1 gồm những tiểu luận về giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản; phần 2 gồm hai công trình dịch thuật và khảo cứu của Vĩnh Sính: 1) An Nam cung dịch kỷ sự của di thần nhà Minh Chu Thuấn Thủy, đến Đại Việt (cụ thể là Đàng Trong) vào thế kỷ XVII và 2) Lối lên miền Oku của thi hào Nhật Bản Matsuo Basho (Tùng Vĩ Ba Tiêu; 1644-1694) - người có công định hình thơ haiku; phần 3 là Phụ lục nguyên bản chữ Hán tập An Nam cung dịch kỷ sự, Di cảo của Bùi Mộng Hùng đọc bản dịch Lối lên miền Oku của Vĩnh Sính và hình ảnh.

Ở một số nội dung tiểu luận, tác giả nêu bật lên những điểm tương đồng và dị biệt trong cách nhìn, cũng như trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đối với Trung Quốc. Trong trật tự thế giới Đông Á truyền thống Trung Quốc là trung tâm, là thiên triều, coi các nước nằm trên ngoại vi của mình là “man di mọi rợ. “Đối với Trung Quốc, văn hóa Trung Hoa - với trọng điểm là Nho giáo và chữ Hán - là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường trình độ văn minh của các nước lân bang”. Nhìn chung, cái nhìn của Trung Quốc đối với Việt Nam và Nhật Bản về cơ bản không có nhiều khác biệt; tuy nhiên, thái độ của Việt Nam và Nhật Bản đối với Trung Quốc có những khác biệt lớn: 1) Thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc: Đề kháng xâm lăng quân sự và chấp nhận khuôn mẫu văn hóa. Nằm sát với Trung Quốc, lịch sử dựng nước và giữ nước qua nhiều đời tóm gọn trong hai phương án: a) triệt để chống trả mọi xâm lăng quân sự, nhưng đồng thời b) chấp nhận và tiếp thu các khuôn mẫu văn hóa của Trung Quốc. Chấp nhận “bất tốn Trung Quốc, bất dị Trung Quốc” (không thua Trung Quốc, không khác Trung Quốc) chứ không chịu bị Trung Quốc cai trị. Việt Nam chấp nhận và đứng trong khuôn khổ của văn hóa Trung Hoa. 2) Nhật Bản ở ngoài trật tự thế giới Trung Hoa với thái độ kính nể hoặc phủ nhận văn hóa Trung Hoa. Tiếp thu văn hóa là một lẽ nhưng ý thức dân tộc của người Nhật giúp họ có hướng đi riêng, Nhật Bản không chịu áp lực quân sự của Trung Quốc nên cũng không bị ràng buộc bởi thể chế triều cống với Trung Quốc.

Trong hành trình dân tộc đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai sĩ phu đi hàng đầu vận động giành độc lập trong 25 năm đầu thế kỷ, hai nhân vật kiệt hiệt của Việt Nam tưởng rất gần mà lại rất xa. Bên cạnh việc nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phân Châu Trinh, tác giả Vĩnh Sính cũng nêu ra những khác biệt quan trọng trong quan niệm độc lập quốc gia ở Việt Nam và Nhật Bản qua hai trường hợp Phan Bội Châu và Fukuzawa Yukichi: “cả hai người đã đi tiên phong trong việc thức tỉnh dân chúng về vấn đề độc lập quốc gia trước hiểm họa Tây xâm, và mỗi người đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử cận đại của đất nước mình”.

Ngoài ra, ở phần 1, tác giả cũng đưa ra những ý kiến đóng góp vào việc tìm hiểu và đánh giá Nguyễn Trường Tộ (tư tưởng, học ở đâu? thế đứng của Nguyễn Trường Tộ, vai trò của Tân thư đối với việc mở rộng kiến thức của NTT, NTT có gặp Y Đằng Bác Văn (Ito Hirobumi)?...); Nguồn gốc và ý nghĩa tác phẩm Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (GNKNDC) của Phan Châu Trinh (GNKNDC là tác phẩm diễn ca (dịch thơ) từ bản dịch Hán văn Giai nhân kỳ ngộ của Lương Khải Siêu, bản gốc Giai nhân kỳ ngộ do tác giả Nhật Bản Tokai Sanshi trước tác, việc Lương Khải Siêu cắt bỏ và sửa chữa khi dịch ra Hán văn, việc Phan Châu Trinh lựa chọn dừng dịch ở đầu quyển 9/16, Phan Châu Trinh dịch GNKNDC giai đoạn nào?…); Mối quan hệ giữa Phan Bội Châu và Asaba Sakiratô - một ân nhân người Nhật của cụ Phan; Đóng góp vào việc tìm hiểu thêm về Phạm Hồng Thái và tiếng bom Sa Diện; Tư liệu về việc sang Nhật của Lê Quốc Vọng (Lê Thiết Hùng) những năm 1931-1933; Văn hóa và con người Việt Nam dưới cặp mắt của Shiba Ryôtarô (1923-1996); Vài ý kiến về vấn đề cận đại hóa ở Việt Nam và kinh nghiệm của Nhật Bản qua quá trình Minh Trị duy tân; về nền mậu dịch Nhật-Việt với những luân lý kinh doanh, chuyện giáo dục… vẫn còn rất thời sự.

Qua phần 1 cuốn sách, tác giả đã kỳ công vẽ lại bức tranh với bối cảnh chính là những tương quan thú vị và có ý nghĩa giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản trước thời cận đại; mối quan hệ cổ truyền của Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc trong trật tự thế giới Đông Á cũ và sự đảo lộn giữa thế kỷ XIX khi làn sóng Tây xâm đánh vào bờ các nước ven Thái Bình Dương.

Trong các tài liệu viết về Việt Nam thế kỷ XVII, ngoài khối lượng lớn tài liệu phương Tây mà nổi bật là hai tác giả C. Borri (Xứ Đàng Trong năm 1621) và A. de Rhodes (Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài) thì không thể không nhắc đến 2 tập tài liệu do người Trung Quốc ghi chép: Hải ngoại kỷ sự (Thích Đại Sán) và An Nam cung dịch kỷ sự (Chu Thuấn Thủy). An Nam cung dịch kỷ sự có thể nói là một sử liệu độc đáo cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin bổ ích về tình hình ở đất Thuận-Quảng nói riêng cũng như Đàng Trong nói chung vào thế kỷ XVII.

Chu Thuấn Thủy là một di thần, trưng sĩ (tức người có tài được tiến cử ra giúp triều đình chứ không qua đường thi cử) của nhà Minh, rời Trung Quốc, sang Nhật Bản, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác vì không chịu thần phục nhà Thanh. Chu đã đến Đàng Trong 5 lần giai đoạn 1646-1658, An Nam cung dịch kỷ sự (tức Ký sự phục dịch ở An Nam) là “hồi ký” của Chu viết về những sự việc xảy ra vào năm 1657 trong khoảng thời gian hai tháng rưỡi kể từ khi Chu bị quản thúc ở Hội An (Đàng Trong). Qua những ghi chép của Chu, cái học để thi cử rỗng tuếch ở Việt Nam, những tiểu tiết lạy/không lạy, tệ bói toán, trọng hư danh khoa cử, thói tự cao tự đại, đánh giá người theo khả năng làm thơ phú chứ không chú trọng đến thực học… hiện lên rất rõ. Chu là người có thực học, có óc quan sát, Chu đã đưa ra những nhận định khá chi tiết về xã hội và chính trị của Đàng Trong. Không chỉ nói đến các tệ hại của Việt Nam, Chu còn cho người đọc thấy được những nét tích cực về sự cao nhã, về cộng đồng người Hoa và người Nhật ở Hội An, tình hình học thuật, thư mục những sách chữ Hán ở Đàng Trong lúc bấy giờ…

Tuy nhiên, cái thái độ đa nghi co mình lại đã đẩy đi khỏi Đại Việt một nhân tài, Chu Thuấn Thủy sang Nhật Bản, tại đây Chu được trọng vọng. Năm 1658, Chu rời Đàng Trong sang Nhật Bản, được đón tiếp như tân khách, không bị bắt lạy mà còn được trọng dụng…

Qua bản dịch và phần chú thích công phu An Nam cung dịch kỷ sự của dịch giả Vĩnh Sính, một lần nữa những điểm tương đồng và dị biệt trong cách nhìn, cũng như trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đối với (Nho học) Trung Quốc được khắc họa.

Bản dịch Lối lên miền Oku, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Nhật Bản, là một đóng góp khác của Giáo sư Vĩnh Sính trong giao lưu văn hóa Việt-Nhật, ông đã khảo cứu và chuyển ngữ nguyên tác Oku no hosomichi sang tiếng Việt rất độc đáo, từ thể thơ haiku với 17 âm tiết (5-7-5) sang Việt ngữ thành 14 vần (6-8) bằng 2 dòng lục bát. Lý do? Giáo sư Vĩnh Sính bảo là: “Tuy không là nhà thơ, nhưng người dịch cũng yêu thơ và đã được làm quen với âm hưởng của thi ca Việt Nam (như vô số người Việt khác) từ khi còn trên gối mẹ. Sau gần bốn mươi năm làm quen với văn hóa Nhật Bản và thỉnh thoảng cũng có dịp đi vào thế giới thi ca Nhật Bản, tôi mường tượng là trong các thể loại thơ Việt Nam, thơ lục bát có cung bậc gần nhất với thơ haiku. Nếu ba dòng thơ haiku với mười bảy âm tiết là thể thơ độc lập cô đọng nhất trong thi ca Nhật Bản, thì hai dòng lục bát truyền cảm, đầy tình tự và sắc thái dân tộc là thể loại thơ ngắn gọn nhất trong thơ ca Việt Nam truyền thống. Cứ mỗi lần bâng khuâng không biết nên dịch bài thơ haiku nào đó theo thể thơ gì, thì hầu như lúc nào cũng vậy, cuối cùng chỉ có hai dòng lục bát ngân lên văng vẳng trong tai”. Vườn hoa văn hóa và nghệ thuật Nhật Bản đã có người mở cửa và mỉm cười đón khách!

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo