Trọn Bộ: Thượng Tọa Thích Nhật Từ
Tác giả: Thượng Tọa Thích Nhật Từ
Hình thức: Bìa mềm, 13 x 20.5 cm, 1824 trang
Thể loại: Phật giáo
Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức, 2021
Trọn Bộ Thượng Tọa Thích Nhật Từ
CON ĐƯỜNG AN VUI - THƯỢNG TỌA THÍCH NHẬT TỪ
Lời dẫn của Thượng tọa Thích Nhật Từ trong sách Con đường an vui:
Có phải, suốt cuộc đời, tất cả chúng ta đều đi tìm hạnh phúc? Theo cách hiểu của đa số chúng ta, hạnh phúc là mọi sự được như ý, là bản thân có được tất cả những mong cầu. Nhưng những thứ ấy có thật sự bền vững, lâu dài?
Theo Phật giáo, an lạc mới là hạnh phúc lớn nhất và tồn tại lâu dài nhất.
An lạc không phải là điều mong là sẽ đến, cầu là sẽ được, mà là kết quả của cả một quá trình tu tập để đạt được tuệ giác, hiểu thấu được khái niệm buông xả và chặt đứt được tất cả những si mê, sân hận trong lòng. Hành trình đến với an lạc là một hành trình dài và không hề dễ dàng. Nhưng những con đường bằng phẳng thường không dẫn ta đến đích vinh quang.
Tu tập cũng vậy. Nếu không gặp những điều bất như ý, không gặp chướng duyên hay nghịch cảnh thì chúng ta không thể nào giác ngộ và đến được Cực Lạc.
Khó khăn là thế, song ta không nên nghĩ giác ngộ hay Cực Lạc là một điều gì đó cao siêu, xa vời. Thực chất, nếu chúng ta có thể khởi tâm từ bi để luôn thương yêu và cảm thông cho những người xung quanh, cho tất cả mọi sinh vật sống và dám dấn thân trên con đường phụng sự vì lợi ích của tha nhân, đó đã là giác ngộ. Chỉ có giác ngộ, chỉ có đi theo chân lý mà Đức Phật đã dạy, thấu suốt được nhân quả, vô thường, thì chúng ta mới có thể làm được những việc có ích, dìu dắt người khác đi theo con đường đúng đắn và biến bản thân trở thành người sống có giá trị. Làm được như thế chính là chúng ta đã biết cách tìm an lạc cho chính mình và chia sẻ niềm an lạc đó cho mọi người.
Đó là lý do tôi viết nên quyển sách Con đường an vui này – một quyển sách nói về hành trình tìm đến an vui dài lâu. Có thể những chia sẻ này chưa thực sự đầy đủ và trọn vẹn để trở thành cơ sở giúp một người có thể thực tập và đạt đến an lạc được ngay, nhưng tôi tin rằng, nếu chúng ta cùng tin vào chánh pháp, sẵn sàng học hỏi từ nhiều nguồn, dấn thân thực tập dựa trên tinh thần lời dạy của Đức Phật, và luôn vững vàng trước mọi thử thách để kiên trì trên hành trình tu học, thì chắc chắn, trong tương lai, ta sẽ chạm được đến an lạc đích thực.
GIA ĐÌNH, XÃ HỘI VÀ TÂM LINH - THƯỢNG TỌA THÍCH NHẬT TỪ
Lời tựa của Thượng tọa Thích Nhật Từ trong sách Gia đình, xã hội và tâm linh:
Phần kinh Thiện Sanh trong kinh Trường A Hàm là cẩm nang về đạo làm người, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo qua các quan niệm về cá nhân, gia đình và xã hội của Đức Phật, đề cập đến đời sống lành, đời sống hạnh phúc, đời sống có văn hóa và những giá trị tương quan thiêng liêng nhất của kiếp người.
Đạo Phật không khuyến khích các hình thức tự cô lập hay tự tách rời bản thân khỏi các mối tương quan xã hội, vì như thế là chúng ta đã đánh mất cơ hội tiếp nhận những điều hay mà cuộc đời và người khác ban tặng, đồng thời cũng không thể thiết lập ảnh hưởng tích cực đến tha nhân.
Tương quan trong gia đình là các mối quan hệ quan trọng nhất đối với bất kỳ ai. Tương quan vợ chồng là điểm xuất phát của gia đình, và sau một thời gian chung sống, người vợ và người chồng sẽ trở thành cha, mẹ – tương quan giữa cha mẹ và con cái từ đó bắt đầu xuất hiện. Thế nên, Đức Phật đã đưa ra những lời dạy về đạo làm chồng – làm vợ, đạo làm cha mẹ – con cái, sao cho chúng ta có thể xây dựng được một gia đình ấm êm, hạnh phúc.
Đến tuổi trưởng thành, người con sẽ phải lao động mưu sinh và từ đó mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động được đặt ra. Song, trước khi có cơ hội trở thành người lao động, hầu hết mọi người đều phải trải qua thời gian học tập tại trường lớp – mối quan hệ giữa thầy cô giáo và học trò xuất hiện từ đó. Với những lời Phật dạy về đạo làm thầy – trò, đạo làm chủ – tớ, ta sẽ có thể đối đãi với mọi người xung quanh bằng trí tuệ và lòng từ bi để có thể xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, chân thành với thân bằng quyến thuộc cũng như với tất cả mọi người.
Ngoài các mối tương quan gia đình và xã hội, không ít người trong chúng ta còn có tương quan tâm linh, tức là mối quan hệ giữa bản thân các tín đồ với tín ngưỡng của riêng mỗi người. Mối tương quan tâm linh sẽ giúp chúng ta sống an lành, thong dong, tự tại, dù gặp được thuận duyên hay phải chịu nghịch cảnh. Trong quyển sách này, tôi nói đến tương quan tâm linh trong tín ngưỡng Phật giáo.
Thông qua Gia đình, xã hội và tâm linh, tôi hy vọng quý độc giả, quý Phật tử sẽ có thể rút ra được những bài học cho bản thân mình trong mối quan hệ gia đình, xã hội và tâm linh. Từ nền tảng đó, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh hành vi của mình nhằm thắt chặt tình cảm giữa mình với những người xung quanh. Làm được như thế có nghĩa chúng ta đã biết cách chuyển hóa, mà chuyển hóa chính là tu, là tìm thấy con đường đi đến bình an, hạnh phúc.
Gia đình: Tranh đấu hay buông xuôi?
Có lẽ, nếu tổ chức một cuộc khảo sát để lập nên một bảng thống kê, so sánh giữa số gia đình hạnh phúc viên mãn với những gia đình bất hạnh, chúng ta sẽ phải chấp nhận một sự thật rằng, những người may mắn có cuộc hôn nhân đầm ấm trọn vẹn chiếm tỷ lệ rất thấp trong xã hội này. Những bất hạnh, đau khổ đa phần đều do chính mình gây ra cho người thân, mà trực tiếp ở đây là vợ chồng, con cái, dẫn đến thương tổn cho những thành viên khác trong đại gia đình và rộng hơn là ảnh hưởng đến cả xã hội
Những bất hạnh đó bắt nguồn từ các sai lầm, và sai lầm lại là thuộc tính của người phàm. Kinh điển của nhà Phật dạy có hai hạng thánh trong cuộc đời, hạng thứ nhất là chưa từng sơ xuất cũng như lỗi lầm; hạng thứ hai là người biết đứng dậy sau khi vấp ngã và không bao giờ tái phạm. Đức Phật cũng nói, hạng thánh nhân thứ hai mới đáng tôn kính và tán thán hơn cả Khi tìm hiểu kỹ hơn chúng ta sẽ hiểu, Đức Phật thấy rõ tâm lý con người có những lúc rất yếu. Trong lúc tâm lý bị sa sút tới mức độ yếu nhất thì bất kỳ thứ gì đến cũng sẽ trở thành cái nêm gài vào sự trống vắng dẫn dắt con người đến với những sai lầm. Vấn đề ở chỗ người sai biết nhận ra lỗi lầm, không tái phạm mới là con người đáng quý, đáng trân trọng. Nhận dạng và hiểu được điều này thì tất cả những tình huống ngoại tình đều có cơ hội quay về. Quên đi quá khứ của nhau trở thành yếu tố vô cùng quan trọng trong việc cùng nhau làm lại và xây dựng tương lai.
Gia đình - Tranh đấu hay buông xuôi? là cuốn sách thứ 2 trong bộ 6 quyển của Thượng Tọa Thích Nhật Từ. Hy vọng những chia sẻ trong cuốn sách nhỏ này sẽ phần nào giúp quý độc giả tìm được cách giải quyết những xung đột, mâu thuẫn có thể gặp trong cuộc sống của mình.
Hôn nhân: Chuyện thêm và bớt
Ở thời điểm hiện tại, nếu chúng ta muốn tìm một cuốn sách nói về hạnh phúc gia đình, hoặc những cuốn sách viết về Phật giáo và tâm linh thì có lẽ không phải mất quá nhiều công sức; nhưng sẽ không hề đơn giản nếu tìm một cuốn cẩm nang về hạnh phúc gia đình qua cái nhìn từ bi, minh triết của giáo lý Phật pháp. Trên tinh thần chia sẻ quan điểm, cái nhìn của Phật giáo về đời sống hôn nhân, Hôn nhân – Chuyện thêm và bớt ra đời với mục đích đồng hành cùng quý vị trên con đường kiến tạo hạnh phúc gia đình ngay chính từ những giá trị cơ bản nhất, cốt lõi nhất và từ những câu chuyện thực tế, để tự thân mỗi người có thể tìm thấy chính mình và rút ra được giá trị thật của hạnh phúc trong hôn nhân; từ đấy biết cách dung hòa, gìn giữ và nuôi lớn tình yêu thương trong gia đình.
Bất kỳ ai sinh ra – lớn lên – trải qua tình yêu đều khát khao chạm đến hạnh phúc; nhưng cuộc sống có quá nhiều thay đổi, những giá trị về chuẩn mực đạo đức đang bị đảo lộn khiến con người hoang mang, đôi khi ta phải loay hoay tìm cách tháo gỡ những vướng mắc từ chính gia đình nhỏ của mình. Cuốn sách này ra đời như một lời chia sẻ với quý vị phương pháp chèo lái con thuyền hôn nhân vượt qua sóng gió đời thường, cùng nhau đi hết hành trình cuộc sống để cập bến hạnh phúc. Gia đình không chỉ là điểm tựa vững chắc của mỗi con người mà còn là thước đo giá trị hạnh phúc của xã hội. Thế nên xây dựng một gia đình ấm êm chính là từng bước xây dựng nên một xã hội ổn định, phồn thịnh.
Tháo dây oan trái: Nghệ thuật chuyển hóa cảm xúc
Khi nhắc đến nghiệp, chúng ta sẽ nghĩ đến ba yếu tố tạo thành là tâm, khẩu và thân. Nghiệp từ tâm là thứ quyết định quả báo sau này, vì khi một hành động xấu tạo ra do vô tình chứ không hữu ý thì rất dễ được thông cảm và tha thứ. Tâm nghiệp xuất phát từ cảm xúc của con người. Ví như, khi có cảm xúc tích cực, yêu thương ai đó, chúng ta sẽ dễ dàng tạo ra những hành động tốt đẹp dành cho họ. Ngược lại, khi có cảm xúc tiêu cực, thù ghét, chúng ta lại dễ sinh sân hận mà tạo ra những hành vi gây thương tổn cho họ.
Tam đắm, si mê và sân hận là những xúc cảm tiêu cực mà có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có – đơn giản vì chúng ta vẫn còn là người phàm. Đây cũng là tiền đề dẫn đến những oan trái, khổ đau trong cuộc đời nếu tự thân chúng ta không biết hóa giải, đoạn trừ. Điều này cũng có nghĩa: Muốn đạt được đến cảm giác thanh thản, bình an, muốn chạm chân đến một bình nguyên tươi mát thì việc chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực thành tích cực là yếu tố cần thiết nhất đối với mỗi con người.
Tháo dây oan trái tập hợp những bài giảng của Thượng tọa Thích Nhật Từ, được điều chỉnh thành một tập sách chuyên sâu về đề tài chuyển hóa cảm xúc – nhất là chuyển hóa sân hận – như một món quà gửi tặng cho độc giả. Hy vọng cuốn sách này sẽ có giá trị với độc giả trên con đường tu sửa để giữ được hạnh phúc dài lâu cho chính mình và những người xung quanh!
SỐNG AN NHIÊN TỪ LỜI PHẬT DẠY - THƯỢNG TỌA THÍCH NHẬT TỪ
Lời dẫn của Thượng tọa Thích Nhật Từ trong Sống an nhiên từ lời Phật dạy:
Trong quyển sách Sống an nhiên từ lời Phật dạy, tôi sẽ chia sẻ với quý bạn đọc về Mười bốn điều Phật dạy và Mười điều tâm niệm. Đây là những triết lý sâu sắc về tu tập đại hạnh, mang đến cái nhìn minh triết không chỉ dành riêng cho Phật tử mà dành cho cả người vô thần hoặc người thuộc các tôn giáo khác để tất cả chúng ta đều có thể có được bình an thật sự trong cuộc sống quá bon chen này.
Những triết lý này không chỉ là triết lý Phật giáo, mà còn là chân lý của cuộc đời dựa trên nền tảng nhân quả mà tôi tin chắc rằng bất kỳ tôn giáo nào cũng đã nhắc đến, để chúng ta có thể phân biệt đúng-sai, phải-trái, từ đó tự tìm thấy lối đi để bản thân được giải thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau phải gặp trong cuộc sống thường ngày.
Chúng ta không nên học thuộc lòng hay áp dụng những điều này một cách máy móc, mà hãy quán chiếu thường xuyên để tâm tỉnh thức và không bị nghiệp chướng chi phối. Hãy luôn tâm niệm chúng để nâng cao năng lực hành trì và gia tăng sự tập trung vào những mục đích cao thượng, tốt đẹp để có thể chế tác lợi lạc, an vui.
Hy vọng nội dung của Sống an nhiên từ lời Phật dạy sẽ hữu ích với quý Phật tử, quý độc giả trên hành trình tìm kiếm bình an, hạnh phúc.
Sống như nhân duyên - Nghệ thuật nhìn người
Xã hội là một cuộc chiến với nhiều thách thức, mà trong đó, con người được xem là những chiến sĩ tham gia cuộc chiến này với nhiều xuất thân khác nhau – người tốt, kẻ xấu, người tâm rộng lượng như các bậc thánh, kẻ ích kỷ nhỏ nhoi đi đến đâu cũng đòi hỏi các quyền lợi cá nhân.
Do vậy, nếu không nắm vững các kỹ năng ứng xử tốt lành, chúng ta dễ dàng khơi dậy những nỗi niềm sân hận, bực tức, khó chịu và vô tình biến mình trở thành nạn nhân. Việc ứng dụng triết học xã hội của đạo Phật vào đời sống thực tiễn sẽ giúp giảm thiểu một cách tối đa các nỗi khổ đau có thể có do tương tác với xã hội, cộng đồng; nhờ đó chúng ta vẫn giữ được bản chất an vui, hạnh phúc.
Tựa sách Sống như nhân duyên: Nghệ thuật nhìn người là những lời chia sẻ có giá trị với quý độc giả trong cuộc sống, trong tương giao xã hội và trong việc điều chỉnh bản thân để sống hạnh phúc hơn. Kinh Hiền Nhân không chỉ dạy cho chúng ta cách nhìn nhận tư cách đạo đức của người khác mà còn là một nền tảng để mỗi người tự dựa vào, soi lại bản thân mình và điều phục để phát triển tốt hơn.
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu.
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.