Combo 5c Bertrand Russell: Minh triết phương Tây, Các vấn đề triết học, Những Tiểu luận triết học, Những điều tôi tin, Triết lí nguyên tử luận logic
Tác giả: Bertrand Russell
Dịch giả: Huỳnh Duy Thanh, Nguyễn Mạnh Hùng
Hình thức: 4 cuốn bìa mềm, 1 bìa cứng Minh triết phương Tây
Thể loại: Triết học phương Tây
1. Minh triết phương Tây - Bertrand Russell
Được The Observer ca ngợi là “minh mẫn và sáng suốt”, cuốn sách là tác phẩm một tập xuất sắc về triết học phương Tây.
Được coi là một trong những tác phẩm triết học quan trọng nhất mọi thời đại, Minh Triết Phương Tây của Bertrand Russell là một công trình khám phá độc đáo về hệ tư tưởng của các triết gia quan trọng qua các thời đại — từ Plato và Aristotle đến Spinoza, Kant và các triết gia khác ở thế kỷ XX. Tác phẩm được viết bởi một người đã tự mình thay đổi lịch sử triết học, đây là một tài liệu chưa từng có đối thủ kể từ lần xuất bản đầu tiên hơn 60 năm trước.
Kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1945, Minh Triết Phương Tây của của Russell vẫn vô song về tính toàn diện, rõ ràng, uyên bác, duyên dáng và dí dỏm của nó. Trong bảy mươi sáu chương, ông theo dõi triết học từ sự trỗi dậy của nền văn minh Hy Lạp đến sự xuất hiện của triết học phân tích trong thế kỷ XX.
Trong số các triết gia được xem xét là: Pythagoras, Heraclitus, Parmenides, Empedocles, Anaxagoras, Atomists, Protagoras, Socrates, Plato, Aristotle, Cynics, Skeptics, Epicureans, Stoics, Plotinus, Ambrose, Jerome, Augustine, Benedict, Gregory the Great, John the Scot, Aquinas, Duns Scotus, William of Occam, Machiavelli, Erasmus, More, Bacon, Hobbes, Descartes, Spinoza, Leibniz, Locke, Berkeley, Hume, Rousseau, Kant, Hegel, Schopenhauer, Nietzsche, các triết gia vị lợi, Marx, Bergson, James, Dewey, và cuối cùng là các triết gia mà chính Russell đã liên hệ chặt chẽ nhất - Cantor, Frege và Whitehead - đồng tác giả Principia Mathematica.
__________
Bertrand Arthur William Russell, 3rd Earl Russell (1872-1970) rất đa năng. Ông là triết gia, nhà Logic học, toán học, sử gia và nhà phê phán xã hội. Russell khởi xướng phong trào “phản-lý tưởng” đầu thế kỷ XX. Ông được coi như một trong những người đặt nền tảng cho học thuyết Triết lý Phân tích, cùng với triết gia tiên phong Gottlob Frege, và Ludwig Wittgenstein, bạn ông. Ông cũng được vinh danh như nhà Lôgic hàng đầu ở thế kỷ XX. Đồng tác giả với A. N. Whitehead, trước tác Principia Mathematica của ông là một công trình đặt toán học trên cơ sở Logic. Và trong luận đề “On denoting” (Về vấn đề biểu thị), ông đã sáng tạo một hệ hình cho triết học. Công trình khoa học của B. Russell ảnh hưởng đến sự triển khai của nhiều ngành như Logic, Toán, Lý thuyết Tập hợp, Vi tính, Triết học, và đặc biệt nhất là Ngôn ngữ học dưới góc độ Triết giải, Nhận thức luận và Siêu hình học.
Những đúc kết kể lại thành tựu của Bertrand Russell rất nhiều. Đáng trân trọng nhất là đúc kết của triết gia A.J. Ayer thuộc Đại học Oxford (Anh). Ông viết:
‘’Quan niệm phổ cập cho rằng triết gia là người phối hợp thống nhất tri thức tổng quát vào hành xử của con người được thể hiện với Bertrand Russell so với những triết gia khác trong thời đại chúng ta’’. Một nhận thức khác đáng lưu tâm là của triết gia W.V. Quine thuộc Đại học Havard (Mỹ): ‘’Nhiều người trong chúng ta bị hút vào nghề triết bởi trước tác của Bertrand Russell. Ông viết một loạt sách cho công chúng, từ chuyên gia cho đến những người ham hiểu biết. Chúng ta bị quyến dụ bởi trí tuệ và cách diễn giải trong sáng về những vấn đề trọng tâm của hiện thực’’
Mặc dầu những nhận xét tích cực vừa nói trên, có lẽ đáng nhớ nhất vẫn là tóm lược của chính Russell về đời sống và công trình của mình. Ông kể:
‘’Ba đam mê, giản đơn nhưng cực kỳ mạnh mẽ đã chi phối đời tôi, là sự khao khát tình yêu, cuộc truy lùng tri thức, và niềm thương xót những nỗi đau thương của loài người.
…Tôi tìm tình yêu, trước tiên là vì tình yêu mang lại sự ngất ngây – và ngất ngây đến mức tôi có thể hy sinh toàn bộ thời gian sống còn lại để đổi lấy chỉ vài giờ ngất ngây này…
Với đam mê không kém phần sôi sục, tôi truy lùng tri thức. Tôi mong ước hiểu trái tim con người. Tôi mong ước được biết tại sao những ngôi sao trên trời tỏa sáng… Nhưng rất ít, ít lắm, những thành tựu tôi đạt được…
…Tình yêu và tri thức, trong chừng mực có thể có, dẫn lối cho ta lên thiên đàng. Nhưng khốn thay, sự thương xót lại mang tôi quay lại trái đất. Tôi nghe tiếng rên xiết đau đớn vang dội trong tim. Trẻ chết đói, người bị tra tấn trong ngục tù… trong một thế giới đầy nghèo khó, cô đơn, bệnh hoạn.
Đó, đó đã là đời tôi, tôi vẫn thấy đáng sống, và tôi sẽ vui vẻ sống như thế nếu tôi có cái dịp may được bắt đầu trở lại (1967)‘’
Trích từ Stanford Encyclopedia of Philosophy
2. Triết Lí Nguyên Tử Luận Logic - Bertrand Russell
"Cách tốt nhất để hiểu một lí thuyết triết học gần như luôn luôn là cố gắng đánh giá đúng sức mạnh của những lập luận ủng hộ nó. Nguyên tử luận logic cũng không ngoại lệ. Nó là một lí thuyết về cấu trúc nền tảng của thực tại và do đó nó thuộc về truyền thống chủ lưu của siêu hình học phương Tây. Tuyên bố trung tâm của nó là mọi thứ chúng ta kinh nghiệm có thể được phân tích thành những nguyên tử logic. Luận điểm này nghe giống như vật lí học nhưng thực tế nó là siêu hình học.
Trong Triết lí nguyên tử luận logic, được trình bày trong một loạt bài giảng vào mùa đông 1917–18 và được xuất bản lại trong tập sách này, Russell nói sở dĩ ông gọi học thuyết của mình là nguyên tử luận logic là vì: các nguyên tử tôi muốn đạt đến xét như cái còn lại cuối cùng trong phép phân tích là các nguyên tử logic và không phải là các nguyên tử vật lí. Một số trong chúng sẽ là cái mà tôi gọi là “những cái đặc thù” – những cái như những mảng nhỏ màu sắc hay âm thanh, những sự vật thoáng qua – và một số trong chúng sẽ là các thuộc tính hay quan hệ, v.v.. Điểm chính yếu là nguyên tử tôi muốn đạt đến là nguyên tử của phép phân tích logic, chứ không phải là nguyên tử của phép phân tích vật lí."
- Lời giới thiệu Triết lí nguyên tử luận logic của David Pears (1985)
3. Các vấn đề triết học - Bertrand Russell
Bertrand Russell (1872 – 1970) viết tác phẩm nhập môn triết học lừng danh này năm 1911, từ đó, trong cũng như ngoài các trường Đại học, nhiều thế hệ sinh viên triết đã đọc quyển “Các vấn đề của Triết học” này. Quyển này thuộc về một trong những giai đoạn sáng tác triết học sung mãn nhất của Russell.
Mặc dù quyển sách này viết để giới thiệu cho giới bạn đọc phổ thông – Russell gọi nó là “tác phẩm gây sửng sốt đáng vài xu” – nhưng nó trưng ra nhiều lập trường xác định và giới thiệu nhiều ý tưởng hoàn toàn mới, chẳng hạn về chân lý. Nó làm được như thế một cách sinh động, không giáo điều, không rối rắm, cùng một tính rõ ràng sáng tỏ. Chắc chắn cuốn sách này xứng đáng được hoan nghênh liên tục.
Ngoài tính lợi ích trong việc chỉ ra được những triển vọng không ngờ tới, triết học còn có một giá trị − có lẽ là giá trị chính của nó − nhờ độ lớn lao của những đối tượng mà nó chiêm nghiệm, và sự tự do thoát khỏi những mục tiêu cá nhân và hạn hẹp nhờ sự chiêm nghiệm này. Cuộc đời của con người bản năng bị nhốt trong vòng những mối quan tâm riêng tư, có thể bao gồm gia đình và bạn bè, nhưng ngoại giới không được suy xét tới trừ phi nó thúc đẩy hay cản trở những gì đến trong vòng tròn ước muốn bản năng. Trong một cuộc đời như thế có cái gì đó bồn chồn và hạn hẹp mà so với nó cuộc đời triết lý thì bình lặng và tự do. Thế giới riêng tư của những quan tâm bản năng là một thế giới nhỏ nhoi, bị nhấn vào một thế giới uy lực và lớn lao mà sớm hay muộn cũng làm thế giới riêng tư của chúng ta hoang tàn. Nếu không mở rộng được những mối quan tâm của chúng ta ra cả thế giới bên ngoài, chúng ta vẫn cứ là một tên lính trong pháo đài bị vây, biết rằng kẻ thù chặn đường thoát và chẳng chóng thì chày cũng phải đầu hàng. Trong một cuộc đời như thế chẳng có bình an mà chỉ có xung đột liên tục giữa dục vọng không ngừng và ý chí bất lực. Theo cách này hay cách khác, nếu muốn cuộc đời chúng ta to lớn và tự do, chúng ta phải thoát khỏi ngục tù và xung đột này.
Một cách trốn thoát là bằng chiêm nghiệm triết học.
4. Những tiểu luận triết học - Bertrand Russell
“Bertrand Russell là một nhà triết học viết văn xuôi tiếng Anh hay nhất thế kỷ XX” - Anthony Howard, The Times
Bertrand Russell (1872–1970) là một trong những nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20. Được xem là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất của thế kỷ này, Betrand Russell nổi tiếng về những bài viết đầy khiêu khích của mình.
Được xuất bản lần đầu vào năm 1910, Những tiểu luận triết học của Betrand Russell đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong cuộc cách mạng tư tưởng của ông. Quyển sách là tập hợp 7 tiểu luận triết học được trình bày một cách rõ ràng về các vấn đề đạo đức và chân lý. Các tiểu luận này đều là những bài in lại, có chút ít chỉnh sửa, đã được đăng trên nhiều tạp chí.
Qua 7 tiểu luận trong tác phẩm, Betrand Russell đã tiếp cận vấn đề một cách hợp lý từ đạo đức đến chủ nghĩa thực dụng với phong thái tự kiềm chế, phát biểu sáng sủa và lập luận chặt chẽ.
Theo tác giả, tất cả các tiểu luận, có lẽ ngoại trừ tiểu luận về “Lý thuyết nhất nguyên về chân lý” được trình bày sao cho thu hút được những độc giả quan tâm đến những câu hỏi triết học nhưng chưa được thụ huấn chuyên nghiệp về triết học. Bởi vì, với ông, “Khoa triết học, từ những thời kỳ xa xưa nhất, đã tuyên bố nhiều điều lớn lao, nhưng đạt được thành quả ít ỏi, hơn bất kỳ ngành học nào khác… Nay đã đến thời có thể đặt dấu chấm hết cho tình trạng chưa lấy gì làm mãn lòng đó”.
Đây là một tác phẩm giá trị không chỉ ở những luận điểm Russell đưa ra mà còn vì:
“Hy hữu lắm mới có một nhân vật thạc học cao viễn chịu hạ cố bước xuống đấu trường triết học và luận chiến minh bạch nhường ấy, và nhất là với lòng cảm thông nhường ấy, đối với những lập trường ông phê bình." – The Oxford Magazine”.
5. Những điều tôi tin - Bertrand Russell
Betrand Russell (1872 - 1970) đã có nhiều đóng góp đối với triết học, đặc biệt là những tiểu luận triết học sắc bén về các đề tài nhạy cảm và còn gây tranh cãi cho đến tận hôm nay. "Những điều tôi tin" là một trong số đó. Qua quyển sách này, ông đã trình bày những điều ông nghĩ về vị thế con người trong vũ trụ và những con đường khả dĩ để thành tựu một cuộc đời thiện hảo.
Ra mắt năm 1925, "Những điều tôi tin" của Russell nhắm vào tôn giáo có tổ chức. Đây là quyển sách nhỏ viết về những chủ đề rất lớn. Cùng với Why I Am Not a Christian, tập tiểu luận này phải được xem là điển hình rõ nhất cho chủ nghĩa vô thần của Russell, và cũng là tập tiểu luận tai tiếng nhất. Được sử dụng làm bằng chứng trong một phiên tòa năm 1940, trong đó Russell bị cáo buộc là không thích hợp dạy triết học ở bậc đại học, "Những điều tôi tin" đã trở thành một trong những tác phẩm định hình tác giả rõ nhất. Những ý tưởng trong tiểu luận đến nay vẫn còn gây tranh cãi và mang tính báng bổ rõ rệt.
Russell tự gọi mình là người theo thuyết bất khả tri. Ông đặc biệt chống lại tư tưởng cho rằng luân lý bao gồm những quy tắc do thẩm quyền nào đó đặt ra, do Thiên Chúa hay do đấng siêu nhiên. Các quy tắc thì cứng nhắc, và ông tin chắc rằng, suy nghĩ thông minh về hành xử của chúng ta phải linh động tương ứng với tính khả biến của các sự việc.
Gần một thế kỷ đã qua từ khi ra đời, những luận điểm trong Những điều tôi tin vẫn tiếp tục thách thức niềm tin và những giả định của chúng ta.
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu bạn đọc !
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.