Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Một Lý Thuyết Về Công Lý - John Rawls

374.400₫ 468.000₫
Tình trạng: Còn 493 sản phẩm có sẵn.

Tác giả: John Rawls

Kích thước: 16 x 24 cm

Nhà xuất bản: NXB Tri Thức, 2023

Hình thức bìa: Bìa mềm, 748 trang

0971 998 312

Một Lý Thuyết Về Công Lý - John Rawls

“Một lý thuyết về công lý” là cuốn sách kinh điển khi bàn về vấn đề công lý. Sách được viết bởi John Rawls - Giáo sư triết học tại Đại học Harvard, người được xem là một trong những triết gia về triết học chính trị có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.

Kể từ khi ra đời năm 1971, “Một lý thuyết về công lý” của John Rawls đã trở thành tác phẩm kinh điển và quan trọng về đề tài này bởi nó cung cấp một khuôn khổ đạo đức để đánh giá và cải thiện các cấu trúc cơ bản của xã hội, chẳng hạn như các thể chế chính trị, luật pháp và kinh tế có ảnh hưởng đến cuộc sống và cơ hội của con người.

Sự ra đời của tác phẩm có thể được xem là điểm khởi đầu của một cuộc đại tu bối cảnh triết học, đưa các triết gia chính trị và đạo đức từ mọi trường phái vào một cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh các khái niệm công lý, công bằng, quân bình và tự do. Như Robert Nozick, một triết gia cùng thời với Rawls, đã nhận xét trong “Anarchy, State and Utopia (1974)”“Từ đây, các nhà triết học chính trị phải đi theo lý thuyết của Rawls, hoặc giải thích lý do tại sao họ không làm như vậy.”

Phiên bản tiếng Việt do Omega Plus phát hành được dịch từ phiên bản sửa đổi hoàn thiện vào năm 1999, không phải là phiên bản gốc được ra mắt công chúng vào năm 1971. Phiên bản này bao gồm một số thay đổi, đặc biệt là những lý giải của Rawls để xử lý những chỉ trích và hiểu lầm mà phiên bản đầu tiên đã vấp phải.

Nếu bạn cảm thấy e ngại trước độ dài của “Một lý thuyết về công lý” thì đừng lo lắng, bởi tác giả John Rawls sẽ đưa ra những chỉ dẫn về cách đọc, giúp bạn dù không đọc hết cuốn sách vẫn có thể nắm hầu hết các yếu tố cần thiết của lý thuyết về công lý.

.....

John Rawls (1921 - 2002) là nhà triết học Mỹ thuộc trào lưu chủ nghĩa tự do. Ông được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những nhà triết học chính trị lỗi lạc nhất thế kỷ XX. Có thể nói, Rawls có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử triết học chính trị.

1. Về khái niệm công lý, công bằng

John Rawls (1921 - 2002) là nhà triết học Mỹ thuộc trào lưu chủ nghĩa tự do. Ông được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những nhà triết học chính trị lỗi lạc nhất thế kỷ XX. Có thể nói, Rawls có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử triết học chính trị. Ông chính là người có công hồi sinh triết học chính trị, buộc các nhà triết học quay trở lại những vấn đề quan trọng của triết học chính trị như công bằng, tự do, dân chủ... Vào những năm 1950 - 1960, triết học chủ yếu chú trọng tới logic học và ngôn ngữ học. Các nhà triết học chỉ đánh giá cao những vấn đề có thể luận chứng, thực nghiệm được. Triết học chính trị lúc này chỉ có nhiệm vụ diễn giải, làm sáng tỏ khái niệm. Với tác phẩm Lý thuyết về công lý, ông đã làm sống lại một trong những mối quan tâm chung của triết học chính trị, đó là xã hội công bằng sẽ như thế nào? Làm thế nào mà xã hội vừa đảm bảo công bằng vừa tạo động lực thúc đẩy cá nhân theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp?

Rawls dùng cả thuật ngữ “justice” với cả nghĩa công lý và và công bằng (công bằng xã hội), ở một khía cạnh nhất định, công lý được đồng nhất với công bằng, trong đó có thể hiểu “công lý là cái gốc của công bằng”, công bằng phải xuất phát từ công lý để “hiểu và cư xử với mọi người như nhau, không thiên vị”. Còn thuật ngữ “fairness”, ông dùng với nghĩa công bằng dành cho các cá nhân.

2. Công lý như là công bằng

Công lý như là công bằng” là quan niệm chủ đạo trong học thuyết về công bằng của Rawls. Nói đúng hơn, Rawls cho rằng học thuyết về công bằng của ông chính là “công lý như là công bằng”. Cũng như các nhà lý luận cùng thời, Rawls cho rằng chúng ta cần chấp nhận sự tồn tại một số bất bình đẳng nhưng không phải mọi bất bình đẳng đều được chấp nhận và theo ông, những học thuyết về công bằng trước đó cũng như hiện tại đều đã lờ đi một số bất bình đẳng không đáng có. Ông khẳng định, nếu chúng ta cho rằng số phận con người bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tầng lớp, giới tính, chủng tộc là không công bằng, vậy tại sao chúng ta không nhìn nhận như vậy đối với những bất công mà những người tàn tật hay người có chỉ số IQ thấp đang phải gánh chịu? Để đảm bảo tính công bằng, Rawls kế thừa quan niệm khế ước của Locke, Rousseau.

Trạng thái tự nhiên được xem là vị trí ban đầu của bình đẳng trong quan niệm khế ước truyền thống. Còn trong quan niệm khế ước của Rawls, trạng thái tự nhiên thông thường không được xem là vị trí ban đầu của quyền bình đẳng. Bởi ở đó, một số người có quyền lực hơn những người bị khuyết tật và “trò chơi xổ số của tự nhiên” sẽ giúp họ có vị trí tốt hơn trong khi những người kém may mắn phải nhượng bộ. Và theo Rawls, điều này là không công bằng. Từ đây, ông đưa ra quan niệm về vị trí ban đầu mà tại đó con người đứng sau “bức màn vô tri”. Ông yêu cầu chúng ta hình dung những nguyên tắc sẽ chọn nếu chúng ta không biết mình thuộc kiểu người nào, lười biếng hay siêng năng, thông minh hay ngu ngốc, bị khuyết tật hay không, nam hay nữ… và cả việc chúng ta không biết mình có vị trí nào trong xã hội, hoàn cảnh xã hội cụ thể chúng ta sống, đó là xã hội thịnh vượng hay không? Vị trí ban đầu cho thấy một tình huống công bằng mà từ đó con người lựa chọn những nguyên tắc về công lý, và đó là lý do mà Rawls gọi Công lý như là công bằng.

3. Hai nguyên tắc về công bằng

Hai nguyên tắc về công bằng được Rawls trình bày đầu tiên ở mục 11 của Lý thuyết về công lý, cụ thể, ông viết: “Phát biểu đầu tiên về hai nguyên tắc về công bằng có thể đọc như sau: Thứ nhất: mỗi người đều có quyền bình đẳng với một hệ thống rộng lớn nhất các quyền tự do cơ bản tương thích với quyền tự do tương tự dành cho người khác. Thứ hai: sự bất bình đẳng về xã hội và kinh tế phải được sắp xếp sao cho đồng thời: a) sự bình đẳng đó được kỳ vọng một cách chính đáng là mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, và b) gắn với địa vị, chức vụ rộng mở với tất cả mọi người”. Sau đó, ông bổ sung và trình bày hai nguyên tắc này một cách đẩy đủ hơn ở mục 46, cụ thể: “Nguyên tắc đầu tiên đó là mỗi người phải có quyền bình đẳng đối với toàn bộ hệ thống mở rộng nhất những quyền tự do bình đẳng cơ bản phù hợp với hệ thống tương tự về quyền tự do dành cho tất cả mọi người. Nguyên tắc thứ hai là những bất bình đẳng kinh tế xã hội phải được sắp xếp sao cho đồng thời a) đem lại lợi ích lớn nhất cho những người kém may mắn nhất, phù hợp với nguyên tắc tiết kiệm công bằng, b) gắn với vị thế và vị trí được mở rộng cho tất cả mọi người dưới những điều kiện của quyền bình đẳng công bằng về cơ hội”.

4. Những biến đổi trong quan niệm về công bằng trong nước của Rawls

Sau Lý thuyết về công lý, Rawls đã có những thay đổi quan trọng trong quan niệm về công bằng trong nước. Rawls đã nỗ lực để chuyển “công lý như là công bằng” từ học thuyết toàn diện thành quan điểm chính trị cụ thể. Điều đó phần nào thể hiện trong cuốn sách Chủ nghĩa tự do chính trị và thể hiện cô đọng, tập trung trong Công lý như là công bằng: sự trình bày lại. Về lý do của sự thay đổi, Rawls đã chỉ ra trong Chủ nghĩa tự do chính trị.

Rawls cho rằng “Thực tế về sự đa dạng của các học thuyết toàn diện hợp lý nhưng không tương thích - thực tế của chủ nghĩa đa nguyên hợp lý - cho thấy rằng, như được sử dụng trong Lý thuyết, ý tưởng về một xã hội có trật tự tốt của công lý như là công bằng là không thực tế. Điều này là do nó không phù hợp với việc thực hiện các nguyên tắc của riêng mình trong những điều kiện tốt nhất có thể thấy trước. Do đó, quan niệm về sự ổn định của một xã hội trật tự trong phần III cũng mang tính không thực tế và phải được viết lại. Vấn đề này được thể hiện trong các bài luận sau (Lý thuyết), bắt đầu từ năm 1980. Sự mơ hồ về lý thuyết giờ đây đã được xóa bỏ và công lý với tư cáchlà công bằng được trình bày ngay từ đầu như một quan niệm chính trị về côngbằng.”. Ngoài ra, một lý do khiến Rawls sửa đổi “công lý như là công bằng” còn là do ông tiếp thu hoặc phản biện những phê bình của các nhà nghiên cứu về các luận điểm chính trong quan niệm công bằng của mình. Nếu trong Lý thuyết về công lý, khi lập luận từ vị trí ban đầu dẫn tới hai nguyên tắc, Rawls chú trọng vấn đề lựa chọn hợp lý, nguyên tắc tối đa hóa trong xem xét vấn đề lựa chọn hai nguyên tắc về công bằng, thì ở các công trình sau, ông ít dựa vào nguyên tắc lựa chọn hợp lý mà tập trung diễn giải xung quanh quan niệm về con người, nhấn mạnh hai năng lực đạo đức của công dân. “Công lý như là công bằng” thúc đẩy sự phát triển hai năng lực đạo đức của công dân bằng cách đảm bảo những quyền tự do cơ bản để thực thi chúng, khuyến khích công dân theo đuổi một cuộc sống ý nghĩa, tương tác với nhau trên cơ sở tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau và yêu cầu những bất bình đẳng phải mang lại lợi ích cho mọi người. Bên cạnh sự thay đổi cách lập luận dẫn tới hai nguyên tắc về công bằng, Rawls cũng thay đổi nội dung của chúng. 

5. Quan niệm về công bằng quốc tế của Rawls

5.1. Những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các dân tộc

Trong quan niệm về công bằng quốc tế, Rawls vẫn tiếp tục sử dụng những khái niệm công cụ tương tự như trong lý thuyết công bằng trong nước như khế ước, bức màn vô tri, khởi điểm ban đầu hay khởi điểm nguyên thủy.

Sự khác biệt chính giữa hai lý thuyết công bằng chính là nếu trong lý thuyết công bằng trong nước, các cá nhân lý trí và tự do là những người đứng sau bức màn vô tri để lựa chọn nguyên tắc công bằng thì trong lý thuyết công bằng quốc tế, chỉ những dân tộc tự do mới chính là chủ thể hợp pháp để lựa chọn nguyên tắc công bằng sẽ được áp dụng cho các dân tộc. Rawls dùng thuật ngữ “dân tộc” thay vì “nhà nước” bởi theo ông nhà nước thường theo đuổi tham vọng mở rộng lãnh thổ, thay đổi các nhà nước khác theo tôn giáo của mình, mở rộng quyền cai trị nước khác, hoặc tăng sức mạnh kinh tế tương đối của nó, trong khi đó dân tộc là một nhóm những cá nhân được quản lý bởi một chính phủ chung, gắn kết bởi sự đồng cảm chung, quan niệm chung về quyền và sự công bằng. “Dân tộc” là một khái niệm được đ ạo đức hóa, và không phải tất cả nhà nước hiện có trên bản đồ thế giới đều thỏa mãn tiêu chuẩn này. Rawls khẳng định khi đứng sau bức màn vô tri ở vị trí ban đầu thứ 2 (vị trí ban đầu hay vị trị ban đầu thứ nhất là khi các cá nhân đứng sau bức màn vô tri để lựa chọn nguyên tắc công bằng trong nước), các dân tộc sẽ lựa chọn 8 nguyên tắc đồng thuận sau:

“1. Các dân tộc đều tự do và độc lập, sự tự do và độc lập đó được các dân tộc khác tôn trọng. 2. Các dân tộc sẽ phải tôn trọng các hiệp ước và các công cuộc kinh doanh. 3. Các dân tộc bình đẳng và là các bên tham gia ký chúng. 4. Các dân tộc sẽ phải tôn trọng nghĩa vụ không can thiệp. 5. Các dân tộc có quyền bảo vệ mình nhưng không có quyền phát động chiến tranh vì bất kỳ lý do gì ngoài bảo vệ chủ quyền của mình. 6. Các dân tộc phải tôn trọng quyền con người. 7. Các dân tộc phải tôn trọng những giới hạn cụ thể nhất định về đạo đức chiến tranh. 8. Các dân tộc có nghĩa vụ hỗ trợ những xã hội sống trong điều kiện không thuận lợi vốn ngăn cản họ có được cơ chế chính trị xã hội công bằng hoặc tốt đẹp”

......

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo