Combo Mục Tiêu Giáo Dục Và Các Tiểu Luận Khác + Triết Học Giáo Dục + Émile Hay Là Về Giáo Dục + Đại học định chế giáo dục cao thay đổi thế giới từ Trung cổ đến Hiện đại - Alfred North Whitehead, Nel Noddings, Jean-Jacques Rousseau, Nguyễn Xuân Xanh
Tác giả: Alfred North Whitehead, Nel Noddings, Jean-Jacques Rousseau, Nguyễn Xuân Xanh
Hình thức: Bìa mềm, 15 x 23 cm
Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp TP.HCM
Combo Mục Tiêu Giáo Dục Và Các Tiểu Luận Khác + Triết Học Giáo Dục + Émile Hay Là Về Giáo Dục + Đại học định chế giáo dục cao thay đổi thế giới từ Trung cổ đến Hiện đại - Alfred North Whitehead, Nel Noddings, Jean-Jacques Rousseau, Nguyễn Xuân Xanh
1. Mục Tiêu Giáo Dục Và Các Tiểu Luận Khác - Alfred North Whitehead
Alfred North Whitehead - những phân tích sâu sắc về bản chất của giáo dục: “Giáo dục bằng những ý tưởng trơ ì không chỉ vô ích, mà trên hết nó còn có hại”.
Whitehead thường “rất choáng vì tình trạng tê liệt tư tưởng đã gây ra trong học sinh bởi sự tích tụ một cách vô mục đích mớ tri thức chính xác vốn trơ ì và không được sử dụng”. Whitehead không tán thành cách truyền dạy theo phương pháp nhồi nhét, học vẹt, đối với ông, “trí tuệ không bao giờ là thụ động; nó là một hoạt động không ngừng nghỉ, tinh tế, có tính thụ nhận, đáp ứng lại với những kích thích. Bạn không thể trì hoãn đời sống của nó cho đến khi bạn đã mài nó bén nhọn”. Vì vậy, đối với giáo dục phổ thông, ông chủ trương “không dạy quá nhiều môn học” và “dạy cái gì thì phải dạy cho thấu đáo”. Học mà không hiểu, hoặc không dùng được hiểu biết của mình thì càng học nhiều càng có hại.
***
“Giáo dục là sự hướng dẫn cá nhân thấu hiểu nghệ thuật sống”.
Whitehead có cái nhìn sâu sắc về văn hóa và ý nghĩa của nó trong bản chất giáo dục: "văn hóa là hoạt động của tư tưởng, và sự thu nhận cái đẹp và tình cảm con người. Nó không liên quan gì đến việc nắm bắt những mảnh thông tin rời rạc. Một người chỉ đơn thuần có nhiều thông tin là kẻ lắm chuyện vô dụng nhất trên đất của Thượng đế. Điều mà chúng ta nên hướng đến là tạo ra những người vừa có văn hóa vừa có tri thức chuyên môn trong chiều hướng đặc biệt nào đó. Tri thức chuyên môn của họ sẽ mang lại cho họ nền tảng để xuất phát, và văn hóa của họ sẽ dẫn dắt họ vào sâu thẳm như triết học và thăng hoa như nghệ thuật."
***
“Toàn bộ vấn đề của một trường đại học là đưa lớp trẻ vào tầm ảnh hưởng trí tuệ của một lớp học giả giàu óc tưởng tượng.”
Không con người khoa học nào chỉ đơn thuần muốn biết. Họ sở đắc tri thức để thỏa mãn niềm đam mê khám phá của họ. Họ không khám phá để biết, mà họ biết để khám phá. Sự vui sướng mà nghệ thuật và khoa học có thể mang lại cho lao động khó nhọc là niềm vui nảy sinh từ ý định được định hướng thành công. Cho nên, “sự đối chọi giữa một nền giáo dục khai phóng và nền giáo dục kỹ thuật là sai lầm. Không thể có bất kỳ nền giáo dục kỹ thuật thích đáng nào là không có tính khai phóng, và cũng không có nền giáo dục khai phóng nào là không có tính kỹ thuật: tức là, không có nền giáo dục nào không truyền đạt viễn kiến kỹ thuật lẫn viễn kiến trí tuệ.”
***
Alfred North Whitehead - quan niệm về triết lý giáo dục: “Giữ cho tri thức luôn sống động, làm sao tránh cho nó khỏi bị trở nên trơ ì, là vấn đề trung tâm của mọi nền giáo dục”.
“Bản chất của giáo dục là nó mang tính tôn giáo.” – bởi
“Một nền giáo dục tôn giáo là một nền giáo dục khắc sâu bổn phận và sự tôn kính”.
2. Triết Học Giáo Dục - Philosophy Of Education - Nel Noddings
Trong cuốn sách “Triết học giáo dục”, Nel Noddings giới thiệu đến bạn đọc các phân môn và các chủ đề chính của triết học, cho thấy chúng quan trọng và cần thiết như thế nào đối với các vấn đề của giáo dục, đồng thời cũng sẽ chọn lọc một số vấn đề đang được quan tâm. Mục đích không gì khác hơn là giúp bạn đọc làm quen với sự nghiêm ngặt của lập luận triết học cũng như tính phức tạp của các vấn đề trong giáo dục.
Bốn chương đầu tiên sẽ cung cấp cho bạn hiểu biết nhất định về những câu hỏi giáo dục vẫn còn quan trọng kể từ Socrates và trình bày những phương cách mà các triết gia đã tiếp cận những câu hỏi ấy. Sau một khảo sát ngắn về lịch sử của các câu hỏi như vậy và sự thảo luận về chúng trước thế kỉ XX, trong chương II tác giả đi vào tư tưởng của John Dewey. Chương này tiếp tục sự phát triển lịch sử ấy, nhưng nó cũng ấn định một giai đoạn cho tranh luận hiện nay và giới thiệu các phương pháp của tự nhiên luận dụng hành (pragmatic naturalism). Ở chương III và IV tác giả bàn về các phương pháp hay những cách tiếp cận khác mà các nhà triết học về giáo dục đương đại đang sử dụng: triết học phân tích, thuyết hiện sinh, hiện tượng học, lý thuyết phê phán, thông diễn học và thuyết hậu hiện đại.
Sau các chương dẫn nhập, cuốn sách xét đến những vấn đề giáo dục chuyên biệt được nghiên cứu một cách triết học – các vấn đề giáo dục mang những tiêu đề chung như nhận thức luận, đạo đức học, triết học về khoa học,… Cách sắp xếp này chưa phải là thỏa đáng hoàn toàn - ngay cả đối với tác giả - bà vẫn rất mong một ngày nào đó sẽ xóa bỏ được những phân chia quá sâu giữa các phân ngành và những phân ngành nhỏ. Tuy vậy, tiếp nối mạch trình bày, Nel Noddings vẫn cho thấy cách sắp xếp này vẫn có những ưu thế nhất định cho một thảo luận đầy đủ. Đến cuối sách, bạn đọc sẽ nhận ra tại sao những ranh giới cứng nhắc phải được xóa bỏ. Trong khi, cũng cần xem xét những gì mà các nhà triết học đã đạt được bên trong những ranh giới ấy và tại sao vẫn còn rất nhiều việc phải giải quyết.
Chương cuối cùng “Thuyết nữ quyền, triết học và giáo dục” là tóm tắt các chương trước từ viễn tượng nữ quyền. Các văn bản triết học vào đầu thế kỉ XX thường kết luận với một chương trình bày phát biểu về những niềm tin triết học của tác giả. Chương cuối cùng trong sách này cũng được viết theo tinh thần như vậy. Nó nhắc nhở bạn đọc về những luận cứ đã được bàn và thúc đẩy sự tìm kiếm xa hơn.
3. Émile Hay Là Về Giáo Dục (Bìa Cứng) - Jean-Jacques Rousseau
Jean-Jacques Rousseau là một triết gia vĩ đại thời khai sáng. Tư tưởng và tầm vóc ảnh hưởng của ông lớn tới nỗi sử gia lỗi lạc Will Durant (tác giả của bộ sử kinh điển “Lịch sử Văn minh Thế giới”) đã gọi thế kỷ thứ 18 (Thế kỷ Ánh sáng) là thời đại Rousseau.
“Émile hay là về giáo dục” là tác phẩm quan trọng nhất của ông về giáo dục và được xem là một kiệt tác về giáo dục. Những tư tưởng nhân văn cốt lõi nhất của ông về giáo dục trong tác phẩm này có ảnh hưởng sâu rộng đến các nền giáo dục tiến bộ ngày nay trên khắp thế giới.
Do vậy, chúng ta không thể tìm hiểu hay thấu hiểu về nguồn gốc của những tư tưởng giáo dục tiến bộ trong lịch sử nhân loại mà lại bỏ qua kiệt tác này. Vượt qua khoảng cách 260 năm, tưởng như Rousseau là người sống cùng thời với chúng ta, đang chia sẻ những nỗi lo âu và bất bình của những người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của một nền giáo dục đang phạm nhiều sai lầm từ cơ sở triết lý, cách thiết kế cho đến phương pháp sư phạm với mọi hậu quả đáng sợ cho thầy cô lẫn học trò, phụ huynh lẫn con cái.
Chúng ta hãy lắng nghe ông nói về tầm quan trọng của giáo dục: “Người ta phàn nàn về trạng thái của tuổi thơ, người ta không biết rằng loài người sẽ tiêu vong, nếu như con người không khởi đầu bằng việc là trẻ thơ. Chúng ta sinh ra yếu đuối, chúng ta cần sức mạnh, chúng ta sinh ra chẳng có gì, chúng ta cần sự giúp đỡ, chúng ta sinh ra ngu ngốc, chúng ta cần sự phán đoán. Tất cả những gì chúng ta không có khi ra đời và chúng ta cần đến khi lớn lên, đều được sự giáo dục đem lại cho ta.”
Tuy nhiên, đó không phải là phương pháp giáo dục mang tính áp đặt lên “chủ thể” giáo dục (người học), mà là quá trình phát triển niềm yêu thích và hứng thú trong việc học.
"Thay vì giúp ta tìm ra các chứng minh, người ta đọc cho ta viết các chứng minh ấy, thay vì dạy ta lập luận, ông thầy lập luận hộ ta và chỉ rèn luyện trí nhớ của ta thôi". Trong khi đó, đúng ra "vấn đề không phải là dạy các môn khoa học, mà là đem lại cho người học hứng thú để yêu khoa học và đem lại phương pháp để học những môn đó, khi hứng thú này phát triển hơn lên. Chắc chắn đó là một nguyên lý cơ bản của bất kỳ nền giáo dục tốt nào.”
4. Đại học định chế giáo dục cao thay đổi thế giới từ Trung cổ đến Hiện đại - Nguyễn Xuân Xanh
Đại học là một định chế giáo dục cao phát triển tri thức của Châu Âu Kitô giáo Trung cổ, một hiện tượng rất đặc thù không nền văn minh nào khác có, đánh dấu sự thức tỉnh tinh thần của một nền văn minh mới của thế giới sau đêm dài một nghìn năm vắng bóng học thuật, và tiếp nối truyền thống trí thức Hy Lạp cổ đại.
Trong ba loại quyền: Vương quyền, Thần quyền và Trí quyền thì Vương quyền ngày nay đã sụp đổ, Thần quyền không còn ảnh hưởng như một nghìn năm trước nữa, trong khi đó Trí quyền, mà đại học là sự tượng trưng, không ngừng ngày càng phát triển mạnh mẽ cho đến hôm nay.
Không thể giải thích nền văn minh phương Tây mà không giải thích vai trò và sứ mệnh cốt lõi Đại học. Đại học Đức thế kỷ XIX, và Đại học Hoa Kỳ nửa sau thế kỷ XX là sự minh họa sáng chói nhất.
Quyển sách Đại Học muốn giới thiệu đến độc giả Việt Nam toàn cảnh lịch sử của định chế này.
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.