Văn Minh Việt Nam - Nguyễn Văn Huyên
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Dịch giả: Đỗ Trọng Quang;
Hình thức: bìa mềm, 15x24cm, 324 trang
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Văn Minh Việt Nam - Nguyễn Văn Huyên
Bản thảo cuốn sách này được hoàn thành năm 1939 với tựa đề tiếng Pháp "La civilisation annamite", được xuất bản tại Hà Nội năm 1944, có thể được coi là phát ngôn của người Việt về văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới. Công trình này được đặt viết theo nghị định ngày 23.4.1938 do Toàn quyền Đông Dương ký để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa Việt Nam trong các trường trung học mới được thành lập. Cuối năm 2016, bản dịch tiếng Việt Văn minh Việt Nam được Nhã Nam tái bản. Đây là tác phẩm quan trọng bậc nhất trong tủ sách nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, ra đời trong cùng bối cảnh với Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh. Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên là một trong số ít nghiên cứu đặt vấn đề tiếp cận văn hóa Việt Nam một cách tổng thể. Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Huyên, một người viết bằng tiếng Việt, một người diễn đạt bằng tiếng Pháp, là hai tác giả người Việt đầu tiên đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất của cộng đồng khoa học quốc tế đương thời và sử dụng phương pháp khoa học phương Tây để nghiên cứu các hiện tượng văn hóa và xã hội Việt Nam.
Với kết cấu bao gồm 12 chương, tác phẩm sẽ cung cấp một lượng thông tin đồ sộ về con người, xã hội và văn hóa Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, những gì thuộc về bản sắc Việt Nam, được gọi là "tật xấu" hoặc "nét đẹp" trong văn hóa người Việt. Phần mở đầu, Nguyễn Văn Huyên trình bày về đất nước và lịch sử Việt Nam. Chương I với những thông tin nhân trắc học. Ba chương sau tác giả nghiên cứu tổ chức xã hội của người Việt từ gia đình đến làng xã và nhà nước. Ba chương tiếp là kiến trúc nhà ở của người Việt, các phương thức tập trung dân chúng ở nông thôn và thành thị, cũng như các hành vi ứng xử của người Việt đối với cơ thể, từ cách ăn cách mặc đến cách chăm sóc khi ốm đau hoặc làm đẹp. Bốn chương cuối, đề cập đến đời sống kinh tế, đời sống tôn giáo, cũng như đời sống tư tưởng, văn học và nghệ thuật.
Cuốn sách thật sự đã trải qua một hành trình dài để đến tay bạn đọc hôm nay. Chuyến đi thú vị đó hẳn sẽ chưa dừng lại…
Về học giả Nguyễn Văn Huyên
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên sinh ngày 16 tháng 11 năm 1908 tại Làng Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Năm 1926, ông được gia đình gửi sang Pháp học. Năm 20 tuổi đỗ Tú tài phần I (7.1927) đến tháng 7.1928, đỗ Tú tài phần II, tháng 7. 1929 đỗ cử nhân Văn chương, tháng 7.1931 đỗ cử nhân Luật học, và tháng 2. 1934 đỗ Tiến sỹ Văn khoa (Bộ môn Sử - Địa).
Cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên sinh năm 1905. Ông đỗ cử nhân Văn chương kiêm cử nhân Luật tại Đại học Sorbonne năm 1931. Trong thời gian làm bằng Tiến sĩ ở Pháp ông dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương.
Ngày 17/2/1934, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris. Luận án chính là "Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam" và luận án phụ là "Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á". Chủ tịch hội đồng chấm luận án, giáo sư Vendryès, coi đó là “một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Sorbonne”.
Năm 1935 ông về nước làm giáo sư trường Bưởi (trường Bảo hộ) Ban Tú tài bản xứ, cùng dạy học với người bạn thân thiết là giáo sư Nguyễn Mạnh Tường.
Cuối 1935, Nguyễn Văn Huyên về nước. Sau khi về nước ông đã cùng với Nguyễn Mạnh Tường vào dạy học ở Trường Bưởi (Hà Nội). Năm 1937, ông chuyển sang Viện Viễn Đông Bác cổ. Năm 1938, ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông giữ chức vụ Giám đốc Đại học vụ. Năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam đi dự Hội nghị Đà Lạt, sau đó sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau với tư cách cố vấn. Ngày 15 tháng 11 năm 1945, tại Hà Nội, ông đã đọc diễn văn khai giảng Đại học Quốc gia Việt Nam (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày 3.11.1946, tại kỳ họp Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khóa I, Nguyễn Văn Huyên được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ông giữ chức vụ này từ năm 1946 cho tới khi ông qua đời (19.10.1975).
Năm 1938 sau thời Phan Bội Châu và Đông Kinh Nghĩa Thục, ông từ bỏ nhiệm vụ dạy Sử - Địa Pháp cho lớp trẻ Việt Nam và chuyển sang Trường Viễn Đông Bác cổ.
Năm 1938, ông giúp thành lập bộ môn lịch sử văn minh Việt Nam tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Ông được Quốc hội cử giữ chức Bộ trưởng Giáo dục vào phiên họp tháng 11/1946 và giữ trọng trách này trong 29 năm cho đến khi mất vào tháng 10/1975. Được giải thưởng Hồ Chí Minh, huân chương độc lập hạng nhất, tên ông được đặt cho phố chạy ngang Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
GS.TS. Nguyễn Văn Huyên được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ năm 2000.
GS.TS Nguyễn Văn Huyên được biết đến và tôn vinh Với những cống hiến cho nền giáo dục quốc dân và những cống hiến của ông cho nền văn minh đất nước. Với đạo đức, tài năng và những đóng góp của ông cho đất nước, ông xứng đáng là bậc hiền tài đã làm rạng rỡ non sông Việt Nam.
SÁCH KHAI MINH TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.