Tư duy đạo đức: Vì sao những người tốt bị chia rẽ bởi chính trị và tôn giáo - Jonathan Haidt
Tác giả: Jonathan Haidt
Hình thức: bìa mềm, 516 trang
Thể loại: Đạo đức học
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia, 2020
Tư duy đạo đức - Jonathan Haidt
Giáo sư Jonathan Haidt nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York, Hoa Kỳ. Ông đã phối hợp với nhiều nhà kinh tế và nhà khoa học xã hội để tìm ra cách làm cho các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, các thành phố và các hệ thống khác hoạt động hiệu quả và đạo đức hơn bằng cách thiết kế hệ thống đạo đức. Nghiên cứu của Jonathan Haidt trong những năm gần đây tập trung vào các nền tảng đạo đức chính trị và cách vượt qua “cuộc chiến văn hóa” bằng cách sử dụng những khám phá trong tâm lý học đạo đức. Với 25 năm nghiên cứu về tâm lý học đạo đức, Jonathan Haidt đã cho thấy đánh giá đạo đức thật ra không xuất phát từ lý trí mà hoàn toàn từ trực giác. Jonathan Haidt giải thích tại sao phe tự do, phe bảo thủ và phe tự do cá nhân lại có những ý niệm về đúng sai khác nhau và chỉ ra vì sao mỗi bên thật ra đều có những điểm đúng liên quan đến những mối quan tâm cốt lõi của họ. Theo ông, để sống đạo đức, phải hiểu cách thức hình thành tư duy; phải tìm cách để vượt qua sự tự mãn tự nhiên của bản thân; phải tôn trọng và thậm chí học hỏi từ những người có đạo đức khác với chính chúng ta. Những nghiên cứu của Jonathan Haidt đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành tâm lý học đạo đức.
Cuốn sách Tư duy đạo đức – Vì sao những người tốt bị chia rẽ bởi chính trị và tôn giáo (Sách tham khảo) được xuất bản nhằm cung cấp cho bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về cuộc cách mạng trong ngành tâm lý học đạo đức.
Cuốn sách được chia làm ba phần, bạn có thể coi như là ba cuốn sách khác nhau – chỉ có điều mỗi phần sẽ dựa vào những gì đã thảo luận trong phần trước đó. Mỗi phần đưa ra một nguyên tắc quan trọng của tâm lý học đạo đức.
Phần I nói về nguyên tắc đầu tiên: trực giác đến trước, lý lẽ đến sau. Những trực giác về đạo đức xuất hiện một cách tự động và gần như ngay lập tức, rất lâu trước khi quá trình suy luận logic bắt đầu diễn ra và những trực giác đầu tiên đó thường quyết định kết luận của chúng ta sau này. Nếu bạn cho rằng, chúng ta lập luận về đạo đức để tìm ra chân lý, bạn sẽ luôn bực mình bởi sự ngu ngốc, thành kiến và phi logic của người khác khi họ bất đồng với bạn. Nhưng nếu bạn nghĩ lập luận về đạo đức là một kỹ năng mà con người có được từ quá trình tiến hoá để lập nên các giao thức xã hội – để biện minh cho hành vi của mình và để bảo vệ đội, nhóm của mình – thì mọi thứ sẽ trở nên dễ hiểu hơn nhiều. Hãy nhớ đến trực giác và đừng cho rằng lập luận về đạo đức của một người thể hiện tính logic của họ. Thường những lập luận này được dựng nên để phù hợp với quyết định của trực giác, để phục vụ cho một hoặc nhiều mục đích phía sau.
Phần II nói về nguyên tắc thứ hai của tâm lý học đạo đức, đó là đạo đức không chỉ có thiệt hại và công bằng. Hình ảnh ẩn dụ của Phần II là bộ óc chính nghĩa giống như một cái lưỡi với sáu thụ cảm vị giác.
Tư tưởng đạo đức thế tục phương Tây giống như những phong cách ẩm thực tập trung vào một hoặc hai trong số các vị giác này – mối quan tâm về thiệt hại và sự đau khổ, hoặc mối quan tâm về công bằng và công lý. Nhưng con người có rất nhiều mối quan tâm mạnh mẽ khác liên quan đến đạo đức, chẳng hạn như sự tự do, lòng trung thành, quyền lực và thánh thần. Tôi sẽ giải thích sáu thụ cảm này đến từ đâu, vì sao chúng tạo nên nền tảng của nhiều “phong cách ẩm thực” đạo đức trên thế giới và tại sao chính trị gia cánh hữu mặc định là có sẵn lợi thế khi cần nấu những “món ăn” mà cử tri mong muốn.
Phần III nói về nguyên tắc thứ ba: Đạo đức kết nối con người lại với nhau nhưng cũng làm cho chúng ta mù quáng. Hình ảnh ẩn dụ cho bốn chương của phần này là con người có 90% từ loài vượn và 10% từ loài ong. Những bản năng của con người được đúc kết và chọn lọc qua quá trình tiến hoá ở hai lớp khác nhau. Cá nhân cạnh tranh với cá nhân trong cùng một nhóm và chúng ta là con cháu của những cha ông tiền sử đã chiến thắng trong những cuộc cạnh tranh ấy. Đây là phía tối của bản chất con người, phần thường được nhắc đến trong các sách về tiến hoá của loài người… Nhưng bản chất con người cũng được hình thành thông qua việc cạnh tranh giữa các nhóm với nhau. Như Darwin đã nói từ xưa, những nhóm đoàn kết và hợp tác tốt thường đánh bại những nhóm gồm toàn cá nhân ích kỷ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân.
Mục lục:
Lời Nhà xuất bản
Lời giới thiệu
PHẦN I: TRỰC GIÁC XUẤT HIỆN TRƯỚC, LÝ LẼ ĐẾN SAU
Đạo đức từ đâu mà có?
Con chó trực giác và cái đuôi lý trí
Những con voi thống trị
Hãy bầu cho tôi (đây là vì sao)
PHẦN II: ĐẠO ĐỨC KHÔNG CHỈ CÓ THIỆT HẠI VÀ CÔNG BẰNG
Không chỉ là những luân lý kỳ quặc
Vị giác của tư duy đạo đức
Vác nền tảng đạo đức của chính trị
Lợi thế bảo thủ
PHẦN III: ĐẠO ĐỨC KẾT NỐI MỌI NGƯỜI VÀ CŨNG LÀM TA MÙ QUÁNG
Vì sao chúng ta thích bè phái?
Công tắc tổ ong
Tôn giáo là môn thể thao đồng đội
Chúng ta không thể bất đồng một cách xây dựng hơn sao?
Kết luận
Lời cảm ơn
Chú thích
Thông tin về tác giả:
Jonathan Haidt là Giáo sư ngành Lãnh đạo đạo đức tại trường Kinh doanh Stern của Đại học New York. Ông lấy bằng tiến sĩ tại trường Đại học Pennysylvania trong lĩnh vực tâm lý học xã hội năm 1992, sau đó giảng dạy tại Đại học Virginia trong 16 năm. Ông là tác giả cuốn sách The Happiness Hypotesis: Finding Modern Truth in Ancicent Wisdom (Giả thuyết của hạnh phúc: Đi tìm chân lý hiện đại trong minh triết cổ xưa). Hiện ông đnag sống tại New York.
Trích đoạn sách:
Đạo đức từ đâu mà có?
Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện. Đọc xong các bạn hãy dừng lại và nghĩ xem những người trong chuyện có làm gì trái với đạo đức không nhé.
Con chó của một gia đình kia bị xe tông chết ở trước cửa nhà. Gia đình đó nghe nói rằng thịt chó rất ngon nên đã làm thịt con chó để ăn tối. Không ai nhìn thấy họ làm việc này.
Nếu bạn giống với phần lớn những người có học trong nghiên cứu của tôi, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy kinh tởm, nhưng bạn sẽ chần chừ trước khi nói gia đình này đã làm một việc sai đạo đức. Kể ra thì con chó đã chết từ trước, nghĩa là họ không làm hại nó, đúng không? Và đó là chó của họ, vì thế họ có quyền làm những gì họ muốn đối với xác con chó đã chết, phải không? Nếu tôi ép bạn phải đưa ra đánh giá, khả năng là bạn sẽ nói nước đôi kiểu như “Thật ra, tôi thấy việc đó thật kinh tởm, và tôi nghĩ đáng lẽ họ nên chôn con chó, nhưng tôi không cho rằng việc họ làm là trái với đạo đức”.
Đạo đức từ đâu mà ra? Hai câu trả lời thông dụng nhất là bẩm sinh (theo chủ nghĩa tự nhiên) hoặc từ việc dạy dỗ khi còn nhỏ (theo chủ nghĩa kinh nghiệm). Trong chương này tôi xem xét một hướng thứ ba, theo chủ nghĩa duy lý, một hướng suy nghĩ chiếm thế áp đảo trong ngành tâm lý học đạo đức khi tôi bắt đầu nghiên cứu: đạo đức do trẻ em tự hình thành nên dựa trên cơ sở các kinh nghiệm của trẻ về sự tổn hại. Trẻ biết rằng gây ra tổn hại là sai, bởi vì chúng ghét bị như vậy và dần dần chúng thấy làm thế đối với người khác cũng là sai, từ đó chúng hiểu về sự công bằng và sau này là công lý. Tôi đã giải thích vì sao tôi bác bỏ hướng suy nghĩ này sau khi thực hiện khảo sát ở Brazil và ở Mỹ. Tôi đã kết luận rằng:
-
Phạm trù đạo đức thay đổi theo văn hoá. Nó hẹp một cách bất thường ở nền văn hoá phương Tây trí thức và trọng cá nhân. Những nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể mở rộng phạm trù đạo đức để bao hàm và quy định thêm nhiều khía cạnh khác của đời sống.
-
Con người có lúc có suy nghĩ cảm tính – cụ thể là về sự ghê tởm và thiếu tôn trọng – mà có thể điều khiển lý lẽ của họ. David Hume đã nói: Lập luận về đạo đức có những lúc là sự hư cấu sau khi cảm tính đã đưa ra phán xét.
-
Đạo đức không thể hoàn toàn do trẻ nhỏ tự biết và hình thành nên dựa trên cơ sở là sự tổn hại. Giáo dục và hướng dẫn về văn hoá chắc hẳn phải có một vai trò lớn hơn những gì các lý thuyết lý trí đã nói.
Nếu đạo đức không hoàn toàn đến từ lý lẽ tự thân, thì có lẽ một sự kết hợp giữa tính bẩm sinh và việc học từ xã hội là câu trả lời khả thi nhất. Ở phần còn lại của cuốn sách này tôi sẽ cố gắng giải thích đạo đức có thể có bẩm sinh như thế nào (những trực giác qua quá trình tiến hoá) và có thể được học như thế nào (trẻ em học cách áp dụng những trực giác trong khuôn khổ một nền văn hoá nhất định).
Chúng ta sinh ra để làm người chính nghĩa, nhưng chúng ta phải học xem những người giống như chúng ta chính xác là cần tỏ ra chính nghĩa về cái gì.
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.