Triết Luận Đông Tây: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger (bìa mềm) - Dương Ngọc Dũng
Tác giả: TS. Dương Ngọc Dũng
Hình thức: bìa mềm tay gấp, 16x24cm, 788 trang
Nhà xuất bản: Khoa học xã hội, 2022
Triết Luận Đông Tây: Từ Maitreya Đến Martin Heidegger
“Lý luận triết học chính là di chuyển thận trọng thông qua tư duy lý tính (rational argument) giữa những khẳng định cực đoan tuyên bố đã bóc trần chân dung thực tại. Chính trong lúc di chuyển như thế triết gia nhận ra tính hữu hạn căn bản trong tri thức nhân loại: tri thức tuyệt đối là một giấc mộng xa vời và nguy hiểm, vì nó loại trừ khả năng hoài nghi và tra vấn, dễ dẫn đến thái độ độc đoán, cực quyền, nhưng chủ nghĩa tương đối (relativism), bất chấp những ưu điểm mang tính khoan dung của nó, cũng có nguy cơ đẩy con người vào sự u mê, thụ động, chấp nhận tất cả những gì đang có sẵn, đang tồn tại, vì đã từ khước ngay từ đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý, và như thế đánh mất cả tiềm năng chuyển hóa và làm mới thực tại”.
“Nếu định nghĩa triết học là những hệ thống tư duy có ngành ngọn, có truyền thống, nối tiếp nhau tranh luận vể một số chủ đề nào đó nhất định (duy tâm, duy vật, vũ trụ luận, siêu hình học, bản thể luận, lôgíc học, v.v.) mà chúng ta chứng kiến ở thế giới phương Tây như triết học Hy Lạp, triết học Kinh viện thời Trung cổ, triết học Phục Hưng, triết học Khai Sáng, cho đến triết học hiện đại, hậu hiện đại… thì quả tình là Việt Nam không có, không có tí ti gì cả. Ngay cả thuật ngữ triết học cũng là một thuật ngữ mới toanh do Nhật Bản dịch lại từ ngôn ngữ phương Tây (tetsugaku= chữ của Nishi Amane dùng để dịch chữ “philosophy” trong tiếng Anh) rồi sau đó được Trung Quốc mượn lại. Hình như cha ông chúng ta, cho dù có hấp thu triết học Trung Hoa trong một chừng mực nhất định, không hề khoái món này nên cũng không quan tâm thảo luận những vấn đề làm các triết gia phương Tây bỏ ăn bỏ ngủ để nghiên.cứu. Chẳng hạn một triết gia hiện tượng luận (phenomenologist) ở đâu bên Đức bỏ mất một tuần lễ để tự hỏi xem cái “hộp thư” (mailbox) là “cái gì”, nhưng hình như cuối cùng ông ta cũng thất bại, không biết “hộp thư” là cái gì”.
“Tuy truyền thống văn hóa Việt Nam không sở hữu một hệ thống tư duy triết học theo nghĩa philosophia của Hi Lạp (vì Heidegger đã khẳng định tư duy triết học có nghĩa là song thoại với tư tưởng Hi Lạp) và Lê Quý Đôn hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, không hề suy nghĩ theo phong cách của Platon, Aristote, Kant, hay Hegel, nhưng chắc chắn Việt Nam, giống như bất kì quốc gia nào khác, cũng có truyền thống tư tưởng, được xác định thông qua các phương tiện hết sức đa dạng như văn học, thi ca, ca dao, tục ngữ, các định chế xã hội, pháp lý, và nhất là tôn giáo (Khổng, Lão, Phật)”.
“Mục đích chính của việc nghiên cứu triết học lịch sử là cứu thoát não trạng thông thường của chúng ta thoát ra khỏi căn bệnh duy sử (historicism). Người mắc bệnh duy sử cho rằng có tồn tại những chân lý lịch sử hoàn toàn chính xác, khách quan, giống như những sự kiện khoa học, và bất cứ lúc nào con người cũng có thể sử dụng như những điểm qui chiếu chắc chắn trong nhận thức lịch sử. Các chân lý hay sự kiện lịch sử này, theo nhãn quan duy sử, tồn tại hoàn toàn độc lập với diễn giải của sử gia. Sử gia, theo quan điểm này, chỉ là người làm công tác phát hiện ra các sự kiện hay chân lý lịch sử mà thôi. Thật ra hầu hết các sử gia khi tiến hành công việc chuyên môn của mình cũng đều tin tưởng như vậy. Nghiên cứu triết học lịch sử chúng ta sẽ thấy rằng chân lý lịch sử không thể tách rời khỏi sự diễn giải của một sử gia hay một cộng đồng các nhà nghiên cứu lịch sử. Sử gia đóng một vai trò tích cực và quan trọng trong việc kiến lập các sự kiện lịch sử”.
Dương Ngọc Dũng
Thông tin tác giả
Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng sinh năm 1956 tại Gò Vấp (Sài Gòn) trong một gia đình đông con (mười anh chị em) và có “một tuổi thơ bị đánh cắp”…Năm 1976 Ông thi vào trường đại học Văn Khoa và tốt nghiệp năm 1980. Trong những năm 1992 – 2001 Ông du học Hoa Kỳ và tốt nghiệp thạc sĩ Đông Á học tại Đại học Harvard năm 1995, tốt nghiệp tiến sĩ Tôn giáo học tại Đại học Boston năm 2001. Ngoài ra Ông còn lấy bằng thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại United Business Institute Vương Quốc Bỉ năm 2007. Từ năm 1987 – 2021 Ông tham gia giảng dạy và quản lý tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - TP. Hồ Chí Minh với các vị trí như giảng viên Khoa Ngữ văn Anh, trưởng bộ môn Ấn Độ học tại Khoa Đông Phương, giảng viên Khoa Triết học, trưởng bộ môn Kinh tế quốc tế Khoa Quan hệ quốc tế và đã có nhiều đóng góp lớn cho ngôi trường này. Ông còn giữ những vị trí quản lý cao cấp, đào tạo và tư vấn cho những tổ chức lớn trong và ngoài nước như tập đoàn Samsung, LG Vina, Tổng lãnh sự quán Mỹ, Úc, New Zealand, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Đài truyền hình Việt Nam, Tổng lãnh sự Singapore. Từng là người hướng dẫn trực tiếp cho Cựu Tổng thống Barack Obama khi Ngài đến thăm chùa Ngọc Hoàng tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2016. Hiện nay Ông là Phó Trưởng khoa Khoa Xã hội và Nhân văn kiêm Giám đốc chương trình Triết học tại Đại học Hoa Sen.
Ông từng chia sẻ rằng “tôi dành trọn đời mình cho Tình yêu, Tôn giáo và Triết học”. Với Ông, triết học không phải là tri thức, nó là phương tiện giúp chúng ta chất vấn đời sống, đặt lại mọi vấn đề từ nền tảng, không chấp nhận những ý kiến, phán đoán làm sẵn, những chân lý “đóng hộp”. Triết học giúp chúng ta sáng suốt hơn, tỉnh táo hơn trong nhận thức…
MỤC LỤC:
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: ĐƯỜNG VÀO TRIẾT HỌC
CHƯƠNG 1: Triết học là gì?
CHƯƠNG 2: Học triết như thế nào?
CHƯƠNG 3: Học triết Đông như thế nào?
CHƯƠNG 4: Phật học: căn bản để đi vào triết học Phật giáo
CHƯƠNG 5: Những nội dung chính của triết học
CHƯƠNG 6: Triết học tôn giáo (Philosophy of religion)
CHƯƠNG 7: Triết lý về khoa học tự nhiên (Philosophy of science)
CHƯƠNG 8: Triết học Kitô Giáo
CHƯƠNG 9: Sơ thảo lịch sử triết học Đức sơ kỳ
PHẦN II: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG TRIẾT HỌC ĐÔNG – TÂY
CHUYÊN LUẬN 1: TIỂU SỬ IMMANUEL KANT (1724-1804)
CHUYÊN LUẬN 2: PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY (KRITIK DER REINEN VERNUNFT)
CHUYÊN LUẬN 3: ĐẠO ĐỨC LUẬN KANT
CHUYÊN LUẬN 4: CHÂN LÝ, LÔGIC VÀ SIÊU HÌNH HỌC: CON ĐƯỜNG TRIẾT LÝ TỪ LEIBNIZ ĐẾN HEIDEGGER
CHUYÊN LUẬN 5: BÀN VỀ YẾU TÍNH CỦA CHÂN LÝ
CHUYÊN LUẬN 6: HOÀNG ĐẾ TỨ KINH (黃 帝 四 經): PHÁT HIỆN MỚI NHẤT VỀ TƯ TƯỞNG HOÀNG LÃO
CHUYÊN LUẬN 7: MỘT MINH HỌA CHO MỘT TRIẾT HỌC VỀ VĂN CHƯƠNG (PHILOSOPHY OF LITERATURE): Hệ diễn ngôn thi pháp Trung Quốc truyền thống nhìn từ viễn cảnh thuyên thích học
CHUYÊN LUẬN 8: NHO GIÁO VÀ CHỦ NGHĨA MARX TRONG CÁI NHÌN CỦA NHÀ VĂN QUÁCH MẠT NHƯỢC
CHUYÊN LUẬN 9: BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO
CHUYÊN LUẬN 10: CẤU HÌNH TƯ TƯỞNG KINH DỊCH
CHUYÊN LUẬN 11: KHOA HỌC NHÂN VĂN VÀ NGƯỜI TRÍ THỨC CỘNG ĐỒNG
CHUYÊN LUẬN 12: THIỀN HỌC TẠI MỸ
CHUYÊN LUẬN 13: MỘT ĐÓNG GÓP VÀO TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO: THỜI MẠT PHÁP LÀ GÌ?
CHUYÊN LUẬN 14: VAI TRÒ CỦA PHẬT DI LẶC TRONG CÁC THỊ KIẾN THẾ MẠT LUẬN TẠI ĐÔNG Á
CHUYÊN LUẬN 15: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ TRONG HỐ ĐEN NHẬN THỨC CUỐI THẾ KỶ XIX
CHUYÊN LUẬN 16: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HIỆN SINH (EXISTENTIALISM) VÀ CẤU TRÚC LUẬN (STRUCTURALISM) TRONG LÝ LUẬN PHÊ BÌNH GIẢI HUYỀN THOẠI CỦA ROLAND BARTHES
CHUYÊN LUẬN 17: ĐẠO, HỌC VÀ CHÍNH TRỊ TRONG HỌC THUYẾT NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO CỔ ĐIỂN
CHUYÊN LUẬN 18: TRUYỀN THỐNG NHẬN THỨC TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
CHUYÊN LUẬN 19: THẦN HỌC CHÍNH TRỊ TRONG VĂN HÓA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
CHUYÊN LUẬN 20: QUAN HỆ GIỮA “VĂN” VÀ “ĐẠO” NHƯ ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG CHƯƠNG “NGUYÊN ĐẠO” (VĂN TÂM ĐIÊU LONG)
CHUYÊN LUẬN 21: MỘT SỐ NGỤY BIỆN PHỔ BIẾN TRONG LÝ LUẬN
PHẦN III: LỜI BẠT
ĐỌC THỬ
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.