Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Tâm Trí Không Giới Hạn - J. Krishnamurti

87.200₫ 109.000₫
Tình trạng: Còn hàng

Tác giả: J. Krishnamurti

Hình thức: Bìa mềm, 13 x 20.5 cm, 322 trang

Nhà xuất bản: NXB Hà Nội, 2022

0971 998 312

Tâm Trí Không Giới Hạn - J. Krishnamurti

Không ai thay đổi cuộc sống của bạn, không có một môi trường nào, uy quyền nào, không một cuốn sách nào hết. Chúng ta phải cùng nhau quán sát chính mình như chúng ta vốn là và khám phá ra chiều sâu lớn lao chìm dưới ý nghĩa của sự tồn tại, ý nghĩa của đời sống chúng ta, ý nghĩa của những hoạt động của chúng ta. Hãy cùng nhau quán sát toàn bộ tồn tại của đời sống chúng ta. Đi tới công sở ngày này sang ngày khác trong 40, 50 năm tới rồi thì chết đi ở điểm cuối cùng của hành trình ấy – một kết thúc tồi tệ và tàn nhẫn biết bao. Chúng ta nên có khả năng quán sát toàn bộ sự tồn tại này trong đời sống của mình, trong đời sống của mỗi người, để quan sát, chứ không phải để định hướng, không phải để tự vấn về mục tiêu, cái mà chúng ta nên làm, nhưng trước hết phải làm quen, là hiểu chính mình, hiểu thực sự mình là ai, tại sao chúng ta lại làm một điều gì đó, tại sao chúng ta lại thuộc về cái này hay cái khác.

Quyển Tâm Trí Không Giới Hạn là tập hợp những bài giảng của ngài Krishnamurti giúp ta nhận thức rõ ràng những biến đổi của tâm trí, từ đâu mà chúng sinh khởi, do đâu mà chúng kết thúc, tại sao chúng hỗn loạn hay làm sao để tâm an trong đời sống thường ngày,…

Jiddu Krishnamurti là một trong những triết gia, nhà tâm linh vĩ đại nhất mà thế giới từng biết. Ông đã truyền cảm hứng cho Eckhart Tolle, Joseph Campbell, Alan Watts và vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng ngàn người ngày nay. Song ông không hề thuộc về một tôn giáo, tổ chức hay quốc gia nào. Ông cũng không theo bất cứ trường phái chính trị hay tôn giáo nào. Trái lại, ông luôn cho rằng đây chính là những yếu tố gây chia rẽ con người và mang đến cung đột. Chính cách nhìn này đã khiến những lời dạy của ông đặc biệt thiết thực trong thời đại ngày nay.

 
TRÍCH DẪN TỪ SÁCH:

Suy nghĩ của chúng ta là kết quả của tri thức, và tri thức luôn luôn bị giới hạn. Tri thức luôn luôn đi đôi với sự thiếu hiểu biết. Không có tri thức hoàn hảo về một điều gì đó. Suy nghĩ của chúng ta, cái được sinh ra từ kiến thức của chúng ta, luôn luôn bị giới hạn trong tất cả mọi hoàn cảnh, bất kể bạn là một nhà khoa học hay một nhà tâm lý học hay một kĩ sư v.v. Bởi vậy, suy tư, tư duy là hạn chế, bị thu hẹp, và cái gì bị thu hẹp ắt sẽ phải tạo ra sự chia cắt, phân mảnh trong hành động của chúng. Suy tư bản thân nó là nguyên nhân của tất cả mọi chia cắt, mọi sự phân mảnh. Nếu người ta không hiểu được bản chất của suy tư, người ta không thể đi được xa, và để đi xa, bạn phải bắt đầu từ rất gần, đó là chính bạn, cách bạn nghĩ, cái bạn nghĩ và tự khám phá ra rằng suy tư luôn bị giới hạn.

Suy tư có thể phát minh ra thánh thần, một cái gì đó vô lượng, vô danh, vô hình, tối cao, nhưng vẫn là sản phẩm của suy tư. Bởi vậy, suy tư là một trong những nhân tố chính của xung đột, của nỗi đau khổ, phiền muộn của chúng ta. Nếu con người không hiểu được điều này một cách cơ bản, sâu sắc, không phải bằng trí tuệ, không phải bằng lời nói hay lập luận hay logic, nếu bạn không hiểu bản chất của tư duy, bạn sẽ không thể tự khám phá ra một công cụ mới, một công cụ hoàn toàn khác. Bởi vì công cụ duy nhất mà chúng ta có là suy tư, và suy tư đã tạo ra những điều không thể tin được, những thứ phức tạp nhất. Suy tư cố gắng giải quyết những vấn đề này và bởi vậy lại tạo thêm nhiều vấn đề khác nữa. Bạn hẳn đã chú ý đến điều này từ phương diện chính trị, tôn giáo, v.v. Chúng ta phải cùng tìm ra một công cụ mới, và đó là những gì mà chúng ta sẽ làm khi bàn bạc về cái chết, tôn giáo và thiền định. Và để hiểu, để khám phá và tiến tới một cái gì đó không phải do con người tạo ra, một cái gì đó vượt thời gian, vượt qua mọi sự đo lường.

Điều quan trọng hơn nhiều là phải hiểu về những gì xảy ra trước khi chết hơn là những gì xảy đến sau khi chết. Chúng ta luôn luôn tìm hiểu về cái gì sẽ xảy đến sau khi chết, nhưng chúng ta quên không tìm hiểu về cái gì đang xảy ra trước khi chết, không phải là vào ngày hôm qua, vào phút trước mà là cách mà chúng ta đã sống trong 40, 50 năm, hoặc hơn thế nữa. Thời gian là cái chết, thời gian đó là thời gian hướng nội, thời gian tâm lý, thời gian đã tạo ra những tư tưởng của suy tư: “Tôi hi vọng tôi trở thành một cái gì đó. Tôi hi vọng sẽ trở nên giàu có, tôi hi vọng tôi sẽ trở thành một thánh tăng, hoặc một người nào đó”. Thời gian bên trong, thời gian tâm lý của niềm hi vọng, của sự thành công đó, của cái sẽ thay đổi để trở thành một cái gì đó khác đó – tất cả những cái này đều liên quan đến thời gian cả trên phương diện vật lý lẫn trên phương diện tâm lý. Chúng ta đang bàn về thời gian tâm lý, một loại thời gian bên trong, như nó vốn là như thế – thời gian đó chính là cái chết. Việc suy nghĩ về thời gian này sẽ dẫn tới sự chia cắt, phân mảnh, xem trọng thời gian tương lai hơn là hiện tại.

Thời gian là một sự chuyển động được phát minh ra bởi suy tư. Thời gian tâm lý được phát minh ra bởi suy tư, và chính suy tư là sản phẩm của thời gian. Suy tư là sản phẩm của thời gian bởi con người đã có được tri thức thông qua một tiến trình dài, tiến trình ngụ ý thời gian, và khi chúng ta nghĩ về thời gian, chúng ta phân chia cuộc đời, chúng ta phân mảnh cuộc đời – tôi là một người Hindu giáo, bạn là Phật tử, tôi là tín đồ đạo Hồi, bạn là tín đồ Kitô giáo v.v. Sự phân mảnh này là kết quả của suy tư, cái bản thân nó bị giới hạn. Và thời gian tâm lý được phát minh ra bởi suy tư. Khi bạn nói: “Tôi là, tôi sẽ là, tôi là cái này nhưng tôi sẽ khác vào một ngày nào đó”, thì lỗ hổng giữa cái bạn đang là và cái bạn nên là hoặc cái bạn muốn là, chính là thời gian. Khi bạn có thời gian như vậy, hẳn là sẽ có sự phân mảnh. Cuộc đời là cái đang được sống vào lúc này, trong cuộc đời đó chúng ta chia tách cái chết ra khỏi sự sống.

Chúng ta không bao giờ tìm hiểu một cách thấu đáo về cái gì xảy ra rất lâu trước khi chết, cái gì xảy đến với cuộc đời chúng ta. Rất ít người đặt ra câu hỏi đó. Tất cả chúng ta đều quan tâm đến cái gì sẽ xảy ra sau khi chết – liệu bạn sẽ sống, liệu bạn sẽ gặp anh em của mình hay chăng v.v, nhưng chẳng bao giờ chúng ta đặt câu hỏi về điều gì sẽ diễn ra trong thời gian dài dằng dặc 30, 40, 50 năm, cái quan trọng hơn rất nhiều so với những gì sẽ xảy ra sau khi chết. Bởi vậy, chúng ta sẽ phải xem xét, quán sát cuộc đời của chúng ta là gì. Bởi vì, nếu chúng ta không hiểu nó một cách sâu sắc, khi bạn đối diện với cái chết, bạn sẽ sợ hãi, bạn sẽ hoàn toàn mù quáng trước mọi thứ. Chúng ta phải tìm hiểu cuộc đời của chúng ta, cái chúng ta sống hằng ngày, liệu nó có ý nghĩa gì không, liệu nó có giá trị gì không, có chiều sâu nào hay có vẻ đẹp nào không. Có thể bạn tới văn phòng từ chín giờ tới năm giờ trong suốt quãng thời gian còn lại trong cuộc đời mình. Đã bao giờ bạn nghĩ bi kịch đó là gì chưa?

Và bạn đang làm việc để làm gì? Bạn sẽ nói: “Trách nhiệm của tôi, nghĩa vụ của tôi đối với gia đình là phải kiếm tiền, bởi vậy tôi phải đến văn phòng từ chín giờ sáng đến năm giờ chiều trong 60 năm nữa; và rồi tôi nghỉ hưu, và rồi tôi chết.” Đó là một trong những nhân tố của sự sinh tồn thường nhật của chúng ta. Bạn thực sự là phần còn lại của nhân loại. Đây không phải là một phán quyết mang tính logic, đây là một thực tế. Bạn phải hiểu thực tế này; nếu không, khi chúng ta bàn về cái chết, bạn sẽ không hiểu ý nghĩa của nó, đó là ý thức của bạn với nội dung của nó. Nội dung là niềm tin, giáo điều, là danh vị, hình thức, nỗi đau, sự lo lắng, nỗi cô đơn, sự tuyệt vọng, ham muốn; tất cả những cái đó chính là bạn. Tất cả những cái đó là những gì bạn thực sự là. Ý thức này là ý thức của tất cả nhân loại. Nếu bạn cảm thấy chiều sâu của nó, vẻ đẹp phi thường của nó, sự mạnh mẽ của nó, rằng bạn là phần còn lại của loài người, rằng đó là một thực tế, và khi bạn cảm thấy nó trong máu huyết của mình, trong trái tim của mình, trong tâm trí của mình, thì bạn không còn là một cá nhân nữa. Tất cả loài người đều trải qua đủ loại sầu não, đủ loại khổ sở – nỗi đau đớn, sự lo lắng, tuyệt vọng và cảm giác cô đơn cùng cực. Nếu bạn nhận thức được điều gì đang diễn ra trên thế giới, thì bạn sẽ tự hỏi chính mình đâu là trách nhiệm của bạn, đâu là hành động của bạn.

Thông tin tác giả

Tác giả J. Krishnamurti

J. Krishnamurti

Sinh (1895-1986) là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về triết học và các vấn đề tinh thần. Các chủ đề ông quan tâm thường là: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu. Cuộc sống và những lời dạy của Jiddu Krishnamurti trải dài trong phần lớn thế kỷ XX, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay.

Toàn bộ tác phẩm của Jiddu Krishnamurti và các tác phẩm viết về ông tương đương với khoảng 400 quyển sách cỡ trung. Đã có trên 70 đầu sách tổng hợp nội dung từ những buổi diễn thuyết, thảo luận trên khắp thế giới của Krishnamurti được phát hành và tái bản nhiều lần.

Ở tuổi 90, Kisthnamurit đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức. Ông được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc vào năm 1984. Những tác phẩm khác đã được xuất bản ở Việt Nam: Bạn đang nghịch gì với đời mình?,Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, Tự do vượt trên sự hiểu biết….

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo