Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em - Jean Piaget 

180.000₫ 225.000₫
Tình trạng: Còn 100 sản phẩm có sẵn.

Tác giả: Jean Piaget 

Dịch giả: Hoàng Hưng

Hình thức: bìa mềm, 16 x 24 cm, 452 trang

Nhà xuất bản: Tri thức, 2022

0971 998 312

Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em - Jean Piaget

1)      Tác giả

Jean Piaget (9/8/1896 – 16/9/1980): triết gia nhà tâm lý học người Thụy Sĩ sử dụng tiếng Pháp, nổi tiếng thế giới qua sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em. Lí thuyết về phát triển nhận thức và quan điểm tri thức học của ông được gọi chung là “tri thức học sinh triển” (genetic epistemology).

Ông hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ em. Là Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế, năm 1934 Piaget đã tuyên bố: “Chỉ có giáo dục có khả năng cứu các xã hội của chúng ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, sụp đổ dữ dội hay từng bước”.

Ông lập ra Trung tâm Tri thức học Di truyền tại Genève vào năm 1955, và lãnh đạo Trung tâm cho đến khi qua đời. 

2)      Tác phẩm

Trong sách này, Piaget khảo sát những giai đoạn dẫn dắt đứa trẻ sử dụng phép biểu trưng trong các hoạt động trí tuệ và vui chơi, từ đó sinh ra chức năng tượng trưng. Phép biểu trưng dựa trên khả năng sử dụng cái biểu nghĩa hoàn toàn khu biệt khỏi cái được biểu nghĩa (những sự bắt chước hoãn lại, những hình ảnh tâm trí hay những ký hiệu võ đoán cũng như những sự biểu đạt bằng ngôn ngữ), cho phép hình dung lại một vật, một hành động hay một tình huống ngay cả khi những thứ đó không được tri giác hiện thời, dù trực tiếp hay gián tiếp (bằng những chỉ dấu).

3) Mục lục

Dẫn luận                                                                                           

Phần thứ nhất: SỰ TẠO SINH BẮT CHƯỚC                            

Chương I: Ba giai đoạn đầu tiên: Vắng mặt bắt chước, bắt chước lẻ tẻ và bước đầu bắt chước có hệ thống          

§1. Giai đoạn một: Chuẩn bị phản xạ                                               

§2. Giai đoạn hai: Bắt chước lẻ tẻ                                                    

§3. Giai đoạn ba: Bắt chước có hệ thống những âm thanh mà trẻ

đã phát âm, và những động tác đã được thực hiện từ trước bởi chủ thể theo cách chủ thể có thể nhìn thấy    

Chương II: Các giai đoạn bốn và năm: Bắt chước những vận động không nhìn thấy trên cơ thể và những hình mẫu mới                                                                                                          

§1. Giai đoạn bốn

I. Bắt chước những vận động đã được thực hiện bởi chủ thể, nhưng theo cách chủ thể không nhìn thấy     

II. Bắt đầu bắt chước những hình mẫu âm thanh hay thị giác mới      

§3. Giai đoạn năm: Bắt chước có hệ thống những hình mẫu mới, gồm cả những hình mẫu tương ứng với những vận động không nhìn thấy trên cơ thể chính mình                           

Chương III: Giai đoạn sáu: Bắt đầu sự bắt chước có tính biểu trưng

và sự tiến hóa của bắt chước                                                                   

§1. Giai đoạn sáu: Bắt chước hoãn lại                                              

§2. Sự tiến hóa về sau của bắt chước                                               

§3. Những lí thuyết về bắt chước                                                     

Phần thứ hai: TRÒ CHƠI                                                              

Chương IV: Sự sinh ra trò chơi                                                              

Chương V: Phân loại các trò chơi và tiến hóa của chúng bắt đầu từ sự

xuất hiện ngôn ngữ                                                                                  

§1. Nghiên cứu phê phán những hệ thống thông dụng phân loại các hành vi vui chơi  

§2. Thực hành, biểu tượng và quy tắc                                              

§3. Phân loại và tiến hóa của những trò chơi thực hành đơn giản    

§4. Phân loại và tiến hóa của các trò chơi tượng trưng                    

§5. Những trò chơi có quy tắc và sự phát triển những trò chơi trẻ con  

Chương VI: Lí giải trò chơi                                                                    

§1. Các tiêu chí của trò chơi                                                             

§2. Lí thuyết tiền thực hành                                                             

§3. Lí thuyết tổng ôn                                                                        

§4. Lí thuyết “Động học trẻ thơ”

của F. J. J. Buytendijk                                                                      

§5. Thử lí giải trò chơi bằng cấu trúc tư duy của trẻ em                   

Chương VII: Phép tượng trưng thứ cấp của trò chơi, giấc mơ và

phép tượng trưng “vô thức”                                                                    

§1. Phép tượng trưng thứ cấp của trò chơi và giấc mơ ở trẻ em      

§2. Lí giải của Freud về tư duy tượng trưng                                    

§3. Phép tượng trưng theo Silberer, Adler, và Jung                         

§4. Thử lí giải biểu tượng vô thức                                                    

§5. Phép tượng trưng vô thức và các CTSK tình cảm                     

Phần thứ ba: BIỂU TRƯNG NHẬN THỨC                                  

Chương VIII: Sự chuyển từ các CTSK cảm giác-vận động qua các CTSK

khái niệm                                                                                                 

§1. Những CTSK ngôn từ đầu tiên                                                  

§2. Các “tiền khái niệm”                                                                   

§3. Những suy luận đầu tiên: Suy luận tiền khái niệm (chuyển dẫn - transduction) và suy luận tượng trưng   

§4. Từ trí khôn cảm giác-vận động đến biểu trưng nhận thức          

Chương IX: Từ các phạm trù thực hành đến các phạm trù biểu trưng   

§1. Những huyền thoại về nguồn gốc và thuyết nhân tạo                

§2. Thuyết vật linh                                                                            

§2 bis. Sự suy yếu của thuyết nhân tạo và thuyết vật linh               

§3. Những cái tên, những giấc mơ, và tư duy                                  

§4. Những hành vi ảo tượng luận, những phản ứng liên quan đến

không khí và sự kết hợp các quan điểm                                            

§5. Vật thể, các phối cảnh không gian và thời gian                          

§6. Kết luận: Tiền khái niệm, trực giác và thao tác                          

Bảng thuật ngữ DÙNG TRONG SÁCH NÀY

"SỰ HÌNH THÀNH BIỂU TRƯNG Ở TRẺ EM" - QUYỂN SÁCH KHÔNG THỂ KHÔNG ĐỌC

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nêu cảm nghĩ của một người viết văn khi dịch cuốn “Sự hình thành biểu trưng ở trẻ em” của Piaget.

1. Tôi là một người viết tiểu thuyết, do vậy có thể nói tôi là kẻ ngoại đạo khi được phân công dịch sách về Piaget. Tuy nhiên, nghề viết văn và Tâm lý học lại rất quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà văn nào khi đi sâu vào nghề đều phải học Tâm lý học. Riêng khối sách về Tâm lý học trên thế giới cũng rất phong phú và đồ sộ. Sách cần phải đọc rất nhiều: tâm lý dân tộc, tâm lý người nguyên thủy, tâm lý đám đông, tâm lý đàn ông, đàn bà, ứng xử luận, phân tâm học… Trong đó, tâm lý trẻ em, tâm lý giáo dục rất cần cho người viết văn. Mà Piaget là người lừng danh thế giới về tâm lý trẻ thơ. Khi nhận dịch, tôi phải cố gắng tìm hiểu về tri thức học sinh-triển (épistémologie génétique). Ở Việt Nam hầu như không có nhà tâm lý học nào chuyên nghiên cứu về Piaget, thành thử việc hiểu cho đúng để dịch cho đúng quả thật rất khó khăn.

Thế hệ chúng tôi là thế hệ được đào tạo giáo dục theo kiểu cũ. Nghĩa là học tập theo kiểu nhồi nhét, là học gạo, là thầy thao thao trên bục giảng, trò thụ động chấp nhận. Gần đây, ở Việt Nam người ta mới chú ý đến Piaget. Khi đọc Piaget, tôi mới hiểu ra một điều rất cơ bản: con người trong quá trình khám phá thế giới, nó đã tự mình tạo nên kiến thức, nó đã tự mình tạo nên thế giới của mình. Còn giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, để con người tự khai sáng cho mình.

Tri thức học sinh-triển của Piaget là luận thuyết về tri thức của con người được hình thành ra sao và biến đổi thế nào. Con người, theo quan điểm đó, phải tự tiếp xúc với thực tiễn, tự trải nghiệm thực tiễn, qua đó mới nhận thức được thực tiễn để tự tạo ra trí khôn, tự tạo ra tư duy của mình.

Cuốn “Sự hình thành biểu trưng ở trẻ em” là một trong nhiều cuốn sách của ông để chứng minh quan điểm đó. Trẻ nhỏ bằng sự bắt chước, bằng trò chơi các loại, đã đi từ những trải nghiệm cảm giác-vận động đến những hư cấu mang tính biểu trưng. Biểu trưng theo nghĩa rộng tức chính là tư duy.

Trong cuốn sách, tác giả chia ra nhiều giai đoạn từ cảm giác-vận động đến tượng trưng, từ những bắt chước có tính hành động đến bắt chước tượng trưng, trò chơi tượng trưng. Nói chung ở giai đoạn nào, trẻ cũng phải tự trải nghiệm, tự học để khám phá thế giới để cuối cùng đến được cái biểu trưng, tư duy.

Luận điểm con người tự khai sáng cho mình, con người tự làm ra chính mình đã được Piaget chứng minh rất khoa học cho suốt cuộc trưởng thành của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến khi lớn lên thành một thiếu niên. Điều này khi chưa có luận thuyết của Piaget, con người vẫn đã tiến hành như thế, có nghĩa đó đã là quy luật. Từ thời sơ khai con người đã tự học. Khi có chữ, con người vẫn tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc. Thấy cần gì nhất thì học cái ấy. Tìm mọi cách để mà tìm hiểu. Nhu cầu tự nhiên do ta tự do chọn lựa sẽ cho ta một động cơ để ta lấp đầy những chỗ ta thiếu để ta tự do tự tạo ra chính bản thân ta.

Đó là điểm thứ nhất tôi cảm nhận được khi tìm hiểu và dịch Piaget.

2. Tôi là một người viết văn, lẽ dĩ nhiên khi đọc “Sự hình thành biểu trưng ở trẻ em”, tôi rất chú ý tới phần Trò chơi và nhất là trò chơi biểu tượng, bởi vì như ông nói, trò chơi có họ hàng với nghệ thuật. Người nghệ sĩ luôn muốn có con mắt trẻ thơ để nhìn cuộc đời. Với con mắt trẻ thơ, cuộc đời luôn được bộc lộ ra dưới những góc nhìn mới mẻ lạ lùng độc đáo. Carl Gustav Jung thì bảo: Phép tượng trưng được coi như là tư duy và ngôn ngữ nguyên thủy. Piaget cũng đồng ý với quan điểm ấy.

Khi tôi đọc đến đoạn trò chơi tượng trưng của những bé từ hai đến bốn tuổi, ví dụ như đoạn chơi trò chơi con “Aseau”, một con vật vừa là chim vừa là chó, con “oiseau” được các bé em nói ngọng thành con “aseau”. Khi chơi, bé đã tưởng tượng hư cấu, liên kết, thêm bớt cả những chuyện thực và những chuyện bịa để tạo thành một trò chơi, một câu chuyện. Tôi ngạc nhiên kêu lên: “Sao mà giống lối viết tiểu thuyết đến thế!”

Khoảng từ bốn tuổi trở đi, trò chơi tượng trưng giảm dần – nguyên lý thực tiễn dần thay thế. Trò chơi dần biến mất. Chỉ còn sót lại một số trò chơi có quy tắc. Và cũng còn sót lại một vài bé chơi những “trò chơi cao cấp” về khoa học và nghệ thuật. Nó là tính tự phát của trò chơi. Nó đối lập với những bó buộc của lao động và bó buộc với sự thích nghi với thực tế. Nó nghiêng nhiều về nguyên lý khoái lạc hơn là nguyên lý thực tế (là nguyên lý của Freud). Nhiều nhà thơ, họa sĩ, nhà văn rất ngu ngơ trước thực tiễn cuộc đời, và đắm chìm trong thế giới hư ảo tưởng tượng là vì lý do ấy. Họ mãi mãi là một đứa trẻ dù đã lớn tuổi. Họ dừng lại ở tư duy và ngôn ngữ nguyên thủy.

3. Một điểm thứ ba tôi cảm nhận được từ Piaget khi dịch cuốn sách này, đó là ấn tượng về cách làm việc của tác giả. Theo những khám phá của Piaget, khi nhìn thấy con người tự tạo ra nhận thức của bản thân mình, khi nhận thức đãn hình thành như những cấu trúc tư duy ở một giai đoạn trước được biến đổi và tan hòa trong giai đoạn sau, thì đó chihs là việc con người tự tạo ra chính mình, đó chính là con người sáng tạo. Sáng tạo không nhất thiết chỉ là ở những con người xuất chúng như, mà sáng tạo là công việc tự nhiên trong tiến trình phát triển nhận thức của mọi con người bình thường.

Piaget là một con người sáng tạo ở cấp xuất sắc. Einstein đã nhận ra và đánh giá Piaget là “giản dị như một thiên tài”. Lý thuyết tâm lý giáo dục của ông được diễn đạt chặt chẽ, đã ảnh hưởng sâu rộng đến toàn thể các nền giáo dục trên thế giới. Cái phẩm tính sáng tạo một cách giản dị, xuất chúng ở Piaget được thấy rất rõ trong cuốn sách tôi nhận dịch với nhóm Cánh Buồm.

Thứ nhất là sự làm việc khoa học và tỉ mỉ. Sáng tạo khoa học không phải là cái gì to lớn cao xa. Có khi đó chỉ là việc quan sát có hệ thống, có phương pháp một cách tỉ mỉ kiên nhẫn hằng ngày. Trong sách này ta thấy tác giả đã ghi chép quan sát ba đứa con của mình từ ngày trẻ mới ra đời, nụ cười của nó, cái nắm tay của nó, khi nào nó khóc,…, để rồi trên cơ sở những dữ liệu vặt vãnh ấy đúc kết nên một lý thuyết có ảnh hưởng lớn. Phải nói ông có một trực giác nhạy bén và một bộ óc khái quát phi thường. Ông không bao giờ bằng lòng với cái bề ngoài của thực tại, và luôn đào sâu tìm cái ý nghĩa có thể ẩn giấu đằng sau thực tại ấy.

Thứ hai, ông là người tự học vĩ đại (những người sáng tạo đều thế cả). Ông hầu như đã đọc hết những sách quan trọng của thời đại ông sống. Trong sách của ông, ta thấy trích dẫn những tên tuổi như Groos, Wundt, Claparède, Binet, Wallon, Buytendijk, Freud, Siberer, Adler, Jung, v.v. cùng nhiều người khác. Không những ông chỉ đọc mà ông còn đối thoại để tán thành để phản biện. Đối với ông chân lý là tối thượng. Dù một tác giả có uy tín đến thế nào, nếu thấy không đúng cũng phải phản biện. Ông đã dành rất nhiều trang sách để đối thoại với Groos, với Freud, với Jung… Chỉ với tinh thần khoa học, dân chủ, không giáo điều ấy, ông mới có thể sáng tạo.

Tôi không phải là một nhà giáo dục thành thử không thể nói sâu về những vấn đề không phải là lĩnh vực của tôi.

Tuy nhiên tất cả chúng ta đều có con cháu cho nên mọi người đều phải quan tâm tới giáo dục. Sách của Piaget có ích cho tất cả mọi người. Đặc biệt là, với những ai quan tâm tới giáo dục, tới trí tuệ, tới lĩnh vực sáng tạo, chắc chắn cuốn sách này là quyển sách không thể không đọc.

Nguyễn Xuân Khánh
Nguồn: Tia Sáng

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo