Hokusai (Danh họa nghệ thuật)
Tác giả: Johann Protais, Éloi Rousseau
Dịch giả: Phan Lê Huy
Loại bìa: Bìa cứng, áo ôm, 22 x 29 cm, 128 trang
Thể loại: Nghệ thuật
Nhà xuất bản: NXB Dân Trí, 2021
Hokusai (Danh họa nghệ thuật)
Hokusai được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của loạt tranh in mộc bản Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ (富ふが嶽くさ三じゅ十うろ六っ景けい (Phú Nhạc tam thập lục cảnh), trong đó có tác phẩm "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản và được xuất bản trên bình diện quốc tế.
Hokusai sáng tác loạt tranh Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ vừa là một cách phản ánh sự bùng nổ du lịch hàng hải nội địa, vừa để đáp lại nỗi ám ảnh từ núi Phú Sĩ. Loạt tranh này, cụ thể là Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa và Gió lành, trời trong đã đảm bảo danh tiếng của Hokusai cả ở Nhật Bản và nước ngoài. Vào giữa thế kỷ 19, các tác phẩm chạm khắc của ông, cũng như của các nghệ sĩ Nhật Bản khác lần lượt được đặt chân đến Paris. Tại nơi này, chúng đã được săn đón và sưu tập mạnh, đặc biệt là bởi các nghệ sĩ trường phái ấn tượng như Vincent Van Gogh, Claude Monet, Edgar Degas và Henri de Toulouse-Lautrec, tác phẩm của họ cho thấy ảnh hưởng sâu sắc từ các bản khắc nói trên.
Một đoạn trích đề cập trong "Câu chuyện nghệ thuật":
"Các nghệ sĩ Ấn tượng trong cuộc phiêu lưu tìm kiếm những motif và cách phối màu mới chính là kỹ thuật in màu (colour-print) từ Nhật Bản.
Nghệ thuật Nhật Bản phát triển thoát ly khỏi nền móng nghệ thuật Trung Quốc (trang 155) và đi theo hướng này trong suốt gần 1.000 năm. Tuy nhiên, vào thế kỷ XVIII, có lẽ do chịu ảnh hưởng từ kỹ thuật in ấn tại châu Âu, các nghệ sĩ Nhật Bản đã từ bỏ những motif truyền thống của nghệ thuật Viễn Đông, và lựa chọn cảnh đời sống dân dã làm đề tài cho tranh khắc gỗ in màu – một kết hợp giữa độ táo bạo cực lớn trong sáng tạo với sự hoàn hảo về mặt kỹ thuật ở mức bậc thầy. Giới sành sỏi nghệ thuật Nhật Bản lại không đánh giá cao dòng sản phẩm rẻ tiền kiểu này. Họ ưa chuộng phong cách truyền thống mộc mạc, chân phương hơn.
Vào giữa thế kỷ XIX, khi Nhật Bản bị ép giao thương với châu Âu và châu Mỹ, những bản in này thường được dùng làm giấy gói và giấy lót hàng, và có thể được mua với giá rẻ từ các tiệm trà. Những người đầu tiên nhìn ra được vẻ đẹp của chúng và nhanh chóng thu gom chính là các nghệ sĩ trong nhóm của Manet (Các nghệ sĩ Ấn tượng). Họ nhận thấy trong đó một truyền thống [nghệ thuật] chưa bị những quy tắc hàn lâm và phương cách sáo mòn mà các họa sĩ Pháp cố gắng loại trừ làm cho hư hại. Các bản tranh in Nhật Bản giúp họ thấy rằng vẫn tồn tại quá nhiều lề thói kiểu châu Âu trong nghệ thuật của họ mà họ chẳng hề nhận ra. Người Nhật thưởng thức mọi khía cạnh khác lạ và bất ngờ của thế giới. Những bậc thầy ấy là Hokusai (1760 – 1849), người đã tái hiện hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ vô tình ẩn hiện sau một giàn kéo ở giếng nước."
Cuốn sách tiếp theo trong bộ seri tủ sách về các danh họa. Mời các bạn đón đọc!
........
NỘI DUNG CHÍNH
Sinh ở Edo năm 1760, bậc thầy tranh in Nhật Bản Hokusai đã để lại một số lượng đồ sộ các tác phẩm hết sức đa dạng. Bên cạnh những bức tranh sinh hoạt thường ngày được thể hiện với khiếu hài hước, Hokusai cũng nổi tiếng với các bức tranh phong cảnh hùng vĩ đẹp như mơ với độ chính xác tuyệt hảo. Các tác phẩm tranh in khổ lớn vẽ chim, hoa, bức Sóng lừng, loạt tranh Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ đã được giới thiệu đến Pháp, là đại diện cho nghệ thuật Nhật Bản, và có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nghệ sĩ như Monet, Van Gogh và Gauguin.
Trong phần đầu của cuốn sách, Protais và Rousseau mang đến một cái nhìn mới về các tác phẩm của Hokusai bằng cách giải thích kỹ thuật và chìa khóa để hiểu từng bản in, minh họa cho các nội dung đó là một số lượng phong phú các tác phẩm dọc theo hành trình sáng tạo của nghệ sĩ nổi tiếng nhất Nhật Bản này. Phần còn lại là 100 tác phẩm đẹp nhất của ông.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
JOHANN PROTAIS (1979): Tốt nghiệp Trường Đại học Paris I Panthéon-Sorbonne chuyên ngành Lịch sử, Protais từng có thời gian làm việc tại Bảo tàng Louvre. Hiện nay, khi đã là giảng viên dạy Lịch sử và có chứng chỉ chuyên môn về Lịch sử Nghệ thuật, Protais dạy học ở Paris và là tác giả, đồng tác giả của nhiều cuốn sách viết về các danh họa và lịch sử nghệ thuật.
ÉLOI ROUSSEAU (1978): Từng học tại Trường Phổ thông Lourve, sau đó tốt nghiệp Đại học Paris-Sorbonne (ngành Lịch sử Hiện đại) và Đại học Paul Valéry với tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật, Rousseau hiện là giáo viên dạy lịch sử và là sử gia nghệ thuật với nhiều tác phẩm đã được xuất bản. Rousseau đã cộng tác với nhiều nhà xuất bản lớn, như Larousse, Palette và Silvana.
Các tác phẩm nổi bật của Protais và Rousseau đồng tác giả do Larousse xuất bản:
-
Renoir (2018)
-
Vermeer (2017)
-
René Magritte (2016)
-
Hokusai (2014)
-
Felix Vallotton (2013)
-
Les plus belles oeuvres de Lichtenstein (2013)
TRÍCH ĐOẠN HAY
-
Hokusai đã theo học tại xưởng của Katsukawa Shunsho, một trong những đại diện chính của nghệ thuật tranh phù thế (ukiyo-e), trường phái gắn bó với việc vẽ những đề tài được cho là “hình ảnh của thế giới phù hoa”. […] Ông làm nhiều tranh khắc gỗ về các diễn viên kịch kabuki theo phong cách của trường phái ông đang theo học: luôn cố định các tư thế và nhấn vào sắc thái khuôn mặt, tương tự các tư thế của diễn viên trong những khoảnh khắc cao trào của vở kịch. Hokusai cũng học hỏi các kỹ thuật mà người phương Tây mang đến Nhật Bản. Nhờ đó, ông tạo ra các bức tranh khắc gỗ theo quy luật phối cảnh, được gọi là ukie.
-
Dẫu cái tên “Hokusai” xuất hiện lần đầu từ năm 1796, phải đến năm 1799 ông mới bắt đầu ký cái tên này vào các tác phẩm của mình. Việc thay đổi tên luôn là biểu tượng cho một sự khởi đầu mới. […] Hokusai sử dụng không dưới 120 cái tên khác nhau. Người châu Á có thói quen lấy tên mới ở mỗi thời điểm trọng đại của cuộc đời mình. Nhưng Hokusai hơi lạm dụng việc thay đổi tên như để thể hiện tất cả các bước phát triển về phong cách vẽ cũng như tư duy của mình. […] Việc thay đổi tên gọi còn thể hiện một cuộc tìm kiếm đậm dấu ấn cá nhân hơn.
-
Hokusai đã chứng tỏ được thanh danh của mình: ông tháo một tấm cửa, phủ lên đó những đường vẽ uốn lượn màu xanh lam rồi thả lên đó một con gà với đôi chân đã nhúng mực đỏ. Người xem đều tỏ ra kinh ngạc và nhận ra rằng một bức tranh mang phong cách tự nhiên vừa mới hiện ra trước mắt mình: những vết chân màu đỏ của con gà chính là những lá phong mùa thu rụng xuống làn nước xanh của sông Tatsuta.
CÂU QUOTE HAY
-
[Hokusai] là người đầu tiên lấy phong cảnh làm đề tài chính: diễn tả sự hùng vĩ của Thiên nhiên để lột tả rõ hơn cuộc sống của con người, ông đã thực sự tạo ra một thể loại tranh mới.
-
Không nên tìm kiếm phong cách hiện thực trong tranh Hokusai theo cách của các nghệ sĩ phương Tây cùng thời như Courbet, Corot hay Millet.
-
[…] mỗi tác phẩm của Hokusai lại thể hiện sức mạnh của Thiên nhiên tối cao và bất dịch trên tinh thần của Phật giáo Thiền Tông.
-
Cho dù Hokusai không lập nên một trường phái theo đúng nghĩa, ông đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cả một thế hệ nghệ sĩ […].
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu.
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.