Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Giáo Dục Và Khoa Cử Nho Học Triều Nguyễn - Huỳnh Công Bá

448.000₫ 560.000₫
Tình trạng: Còn hàng
  • Tác giả: Huỳnh Công Bá (Tiến sĩ sử học)
  • Nhà xuất bản: Thuận Hoá
  • Bìa cứng
  • Thể loại: Sử học
 
0971 998 312

Giáo Dục Và Khoa Cử Nho Học Triều Nguyễn - Huỳnh Công Bá

Giáo dục và Khoa cử ở Việt Nam dưới thời phong kiến là việc đào tạo và kén chọn nhân tài cho chế độ, nó là một định chế về chính trị mang tính chính thức và giữ địa vị thống trị trong xã hội cổ truyền ở vùng Đông Bắc Á, trong đó có Việt Nam. Đây chính là con đường tìm kiếm về nguồn nhân lực và các nhân tài để bổ sung cho chế độ, nhằm làm rường cột cho bộ máy nhà nước thuộc về thời kỳ trước trong lịch sử ở nước ta, và nó mang tính chất hết sức khách quan. Chính tiền nhân của chúng ta đã từng tuyên bố một cách công khai rằng: “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí, khoa mục sĩ tử chi thản đồ”.

Qua đó, nhà nước phong kiến ở Việt Nam đã khẳng định một cách rõ ràng về nguyên lý mang tính tuyên ngôn cho tất cả bả tính đều biết để mà phấn đấu rằng : “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, mà khoa cử chính là con đường rộng mở đối với các học trò”. Ngược dòng lịch sử cho thấy, trong thời kỳ độc lập tự chủ, sự nghiệp Giáo dục và Khoa cử Nho học ở nước ta vốn đã được nhà Lý cho tổ chức và đặt nền móng một cách hết sức vững chắc, từ những nền tảng về cơ sở lý luận cho đến cả những diện mạo về mặt tổ chức giáo dục và thi cử Nho học ở buổi ban đầu ; tiếp theo, nhà Trần đã tiến thêm một bước dài trong việc tiến hành ổn định một cách có bài bản về các định lệ trong thi cử Nho học ở nước ta ; đến nhà Lê đã hoàn thiện một bước rất cơ bản về các quy chế trong công tác đào tạo Nho sĩ, cùng với những định lệ đối với các phương thức tuyển chọn về mặt nhân tài ; và cuối cùng, nhà Nguyễn đã củng cố và hoàn chỉnh một cách hết sức chặt chẽ đối với các quy chế đó, để trở thành những khuôn mẫu và hình ảnh của một nền Giáo dục và Khoa cử Nho học ở Việt Nam dưới thời phong kiến mang tính chất độc lập tự chủ. Bản thân vua Gia Long, người mở đầu của triều Nguyễn, đã cân nhắc một cách hết sức cẩn trọng về thời điểm để mở khoa

Về tác giả: 

Tốt nghiệp ĐH năm 1978 Huỳnh Công Bá được nhà trường giữ lại làm giảng viên của khoa Lịch sử, tham gia giảng dạy bộ môn lịch sử thế giới cận đại. Tuy nhiên, từ mong muốn được nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam (LSVN) và ước mơ được góp phần khám phá, giới thiệu về LSVN cho mọi người, ông tìm cơ hội chuyển sang bộ môn LSVN cổ trung đại. Trong bản khóa luận tốt nghiệp ĐH trước đó, ông chọn đề tài nghiên cứu về LSVN. Kết quả nghiên cứu của bản khóa luận đã được gửi đi tham dự Hội nghị khoa học ngành sử các trường ĐH lần thứ nhất trong toàn quốc (1979). Tham luận của ông vinh dự được Ban tổ chức cho đọc tại hội nghị và sau đó được in trong sách Những vấn đề khoa học lịch sử ngày nay.

 

Sau 7 năm công tác, ông có gần 50 bài nghiên cứu được đăng tải hoặc tham gia tại các hội thảo khoa học lớn nhỏ cùng 2 quyển sách viết chung với các tác giả khác và 1 công trình khoa học dài hơi về Nguyễn Trãi. Thành quả này đã đem lại cho ông giải thưởng “Giảng viên trẻ toàn trường đạt thành tích xuất sắc trong tự bồi dưỡng và bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn” giai đoạn 10 năm đầu xây dựng và phát triển Trường ĐH Sư phạm Huế (1975-1985). Ông còn là người có sách viết chung thuộc hàng sớm nhất so với những đồng nghiệp bởi chỉ 3 năm sau ngày ra trường, ông đã đứng tên chung trong một số quyển sách quan trọng như: Những vấn đề khoa học lịch sử ngày nay, Danh nhân Bình Trị Thiên, Tây Sơn-Thuận Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ-Quang Trung, Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên Huế: 700 năm hình thành và phát triển,...

Năm học 1990-1991, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất một môn học mới mang tên lịch sử văn hóa Việt Nam (LSVHVN) giảng dạy cho sinh viên các ngành văn, sử ở ĐH. Ông mạnh dạn biên soạn tập giáo trình LSVHVN để giảng dạy cho sinh viên và đã được in ấn để làm tài liệu học tập cho sinh viên. Giáo trình đã được Hội đồng khoa học trường bình xét khen thưởng xếp loại I trong tổng kết nghiên cứu khoa học của toàn trường giai đoạn 5 năm (1989-1994). Sau đó, ông được ĐH Huế giao nhiệm vụ dự thảo chương trình bộ môn cho toàn ĐH Huế. Trên cơ sở đó, ông biên soạn và xuất bản giáo trình Cơ sở VHVN được dùng làm tài liệu học tập ở một số trường ĐH trong nước. Để giúp sinh viên có điều kiện nâng cao kiến thức về VHVN, ông xây dựng và đưa vào giảng dạy chuyên đề Bản sắc VHVN và tiếp tục nâng thành chuyên đề giảng dạy ở cao học. Gần đây, chuyên đề được phát triển thành sách chuyên luận mang tên Cội nguồn và bản sắc VHVN. Sách được giới thiệu trên VTV1. Tiếp nối thành công, ông hoàn thiện và cho xuất bản chuyên luận Đặc trưng và sắc thái văn hóa vùng - tiểu vùng ở Việt Nam; đồng thời đang hoàn thành tác phẩm Địa lý VHVN. Vậy là trọn bộ về VHVN đi từ cơ sở VHVN, qua thời gian VHVN rồi không gian VHVN và cuối cùng là bản sắc VHVN đã được ông thực hiện với tất cả tâm huyết.

Ngay khi đất nước thực hiện đổi mới và ngành Luật học ở Việt Nam bắt đầu được chú ý năm 1986, ông đứng ra xây dựng chuyên đề Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam dùng giảng dạy cho sinh viên. Giáo trình do ông biên soạn được đưa vào giảng dạy từ năm học 1986-1987 và được nhà trường in ấn làm tài liệu học tập cho sinh viên. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam vấn đề lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam được đưa vào giảng dạy tại một khoa Lịch sử ở trường ĐH. Năm 2000, ông lần lượt hoàn thành 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về pháp luật triều Nguyễn, trong đó có 2 báo cáo tổng kết về đề tài đã được in thành sách là Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn, và Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn. Với kết quả nghiên cứu đó, ông được xem là một trong những chuyên gia về pháp luật triều Nguyễn. Quyển sách Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn của ông đã được nhiều người trong nước dẫn dụng và có mặt tại 17 thư viện lớn trên toàn thế giới.

Nhiều phát hiện khoa học mới được TS.Huỳnh Công Bá giới thiệu với học trò khi giảng dạy về lịch sử, pháp luật và VHVN ở ĐH, sau ĐH. Đó là những điều mà họ không tìm thấy trong các tài liệu tham khảo khác. Ông tích lũy và hệ thống hóa dần những luận điểm khoa học và đến năm 2000 lần lượt cho ra mắt các quyển sách: LSVN, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Cơ sở VHVN, LSVHVN, LSVN cổ trung đại, Cội nguồn và bản sắc VHVN,... Các tác phẩm sau khi ra đời đã được dư luận xã hội chú ý, đánh giá cao và được giới chuyên môn ủng hộ.

Trong ngôi nhà đơn sơ của TS.Huỳnh Công Bá dường như không có gì đáng giá ngoài sách. Ở cái tuổi 63, ông vẫn miệt mài dành thời gian để tổng kết các chuyên đề đã được chuẩn bị và thử thách qua hoạt động giảng dạy nhằm đưa chúng đến với nhiều người trong và ngoài nước với mục tiêu quảng bá về LS và VHVN.

 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo