Combo Văn minh vật chất của người Việt, Tập tục đời người - Phan Cẩm Thượng
Tác giả: Phan Cẩm Thượng
Hình thức: Bìa mềm, 656 trang
Thể loại: Văn hóa Việt Nam
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Combo Văn minh vật chất của người Việt, Tập tục đời người - Phan Cẩm Thượng
1. Văn minh vật chất của người Việt - Phan Cẩm Thượng
Trên tay chúng ta là một cuốn sách lạ. Trong thư mục trước tác của các tác giả Việt Nam tôi chưa thấy một cuốn nào cùng loại. Văn minh vật chất của người Việt là một chủ đề quá rộng dù tác giả đã giới hạn nó trong thời đại “tiền công nghiệp”.
Song chủ đề này cũng thật giản dị. Nó là câu chuyện của các đồ vật do con người làm ra và sử dụng. Những đồ vật ấy làm nên cái thế giới vật chất nhân tạo mà ta sống trong đó, biến đổi nó và cùng tiến hóa với nó. Quan hệ người với thiên nhiên, người với người được bàn luận, khảo cứu, nghiền ngẫm rất nhiều nhưng quan hệ tương tác người với đồ vật thì thường được coi là hiển nhiên đơn giản. Song cũng hiển nhiên là cái nhà vệ sinh, đồ vật ta dùng tắm rửa, trang điể không phải là quá nhỏ nhặt mà chừng mực nào đó chúng đánh dấu những cột mốc văn minh nhân loại. Trong những đóng góp của người Việt vào văn hóa thế giới tôi cho rằng nhất định có những cái bát, cái bình, cái lọ, cái thạ gốm thời Lý-Trần. Sự phát minh và mỗi bước cải tiến của cái cày hay các công cụ cấp thoát nước cho ruộng lúa rõ ràng là quyết định đối với nền văn minh lúa nước và Ở Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội khán giả thích thú học hỏi được bao điều từ các đồ vật của con người Việt Nam. Bộ bách khoa bằng hình ảnh “Technique du peuple Annamite” (tạm dịch: Kỹ thuật của người An Nam) do H.Oger chủ biên và các nghệ sĩ Việt Nam minh họa thật quý giá về mặt nghiên cứu và nghệ thuật. Phan Cẩm Thượng không dừng ở việc trình bày một lát cắt thời gian, một toàn cảnh đương đại của thế giới đồ vật mà xem xét vô vàn đồ vật và công việc “của người Việt” cả theo chiều lịch đại, bổ dọc lịch sử, nhằm cho thấy sự tiến hóa của thế giới ấy, và của cộng đồng chủ nhân thế giới ấy, chủ yếu từ cái nôi của nó là đồng bằng sông Hồng vào tới bắc Trung bộ, từ thời tiền, sơ sử tới thế kỷ 19. Làm một công việc đồ sộ, khảo cứu một diện tư liệu mênh mông quá sức một cá nhân như chính ông bộc bạch: “Khi viết như được dẫn dắt bởi một người xưa nào đó, đọc cho chép, và viết theo cảm hứng, chứ nghiên cứu ở đâu ra được ngần ấy thứ” (E-mail gửi Nguyễn Quân, 29/6/2010).
Đó là một cái may để tôi và quý độc giả được cầm trên tay một cuốn sách hay. Nhờ phương pháp khảo cứu và phong cách viết đặc sắc của riêng nên người viết mới bao quát được diện rộng, sắp xếp ngăn nắp, mạch lạc các chủ đề tưởng như sẽ quá dàn trải, đồng thời tùy hứng đi sâu vào những chủ đề mình đặc biệt quan tâm, những lập luận mình đặc biệt cam kết, những chi tiết mình đặc biệt hứng thú. Văn phong linh hoạt pha trộn cả cách làm nghiên cứu, tư biện chuyên nghiệp lẫn cách viết tản văn sinh động, ngẫu hứng. Các tư tưởng uyên thâm trừu tượng, có khi khá cực đoan thách thức, chung sống với những tự sự trần trụi tươi sống và những cảm hứng nghệ sĩ vỗ cánh bay lên. Nhờ sự pha trộn khéo léo, tự nhiên ấy mà mấy trăm trang sách rất hay, nhẹ nhàng “dễ đọc”, không khô khan giáo huấn.
Cuốn sách dầy với lượng minh họa lớn và đẹp là một món quà trí tuệ quý giá: Ta biết rất nhiều về thế giới vật chất mà ông cha, tổ tiên ta, chính chúng ta đã và đang tạo ra, sử dụng, hưởng thụ. Thế giới vật chất ấy làm ta thành văn minh và tạo nên một phần quan trọng của Văn minh Việt rất đáng tự hào. Qua cách nhìn từ nhiều khía cạnh, cả cái yếu và cái mạnh, cái hay và cái dở, cái “tốt” và cái “xấu”, cái kém cỏi và cái giỏi giang, cái cấp tiến và cái hủ lậu và của dân mình, ta dường như tự nhìn lại mình và dân tộc mình một cách rõ ràng hơn, âu yếm hơn. Một cuốn sách khó xếp gọn vào hạng mục lịch sử văn hóa, văn hóa học hay dân tộc học, xã hội hướng đạt tới một chiều kích nghiên cứu đáng nể trọng.
Ba điều cảm nhận về cuốn sách cũng là ba điều cảm nhận về tác giả Phan Cẩm Thượng.
Trích đoạn
“Nhà vua thường thức giấc vào cuối giờ Dần, khoảng bốn rưỡi sáng, để còn kịp chỉnh trang cho buổi đăng triều, nếu không phải lên triều, ngài có thể dậy muộn hơn một canh giờ. Một thái giám bưng cho ngài một chén trà thuốc súc miệng, nhấp thử trước một ngụm, sau mới dâng lên hoàng đế, rồi ngài nhổ ngụm nước vào ống nhổ bạc miệng rộng. Ngài vén quần ngồi vào chiếc ghế vệ sinh, dưới có đặt một chậu sành. Hoàng cung phong kiến từ thời Hán từng có một ông vua bị ám sát ngay trong nhà xí, nên nó không bao giờ được xây nữa. Vua, hoàng hậu và cung nữ đều đại tiểu tiện bằng chậu. Riêng chậu của vua được ngự y giữ lại để nghiên cứu sức khỏe của ngài ngự qua phân. Xong xuôi, thái giám dùng khăn mềm lau sạch, rồi thấm một chút mật ong vào hậu môn của ngài. Vua khoan thai đi một bài quyền dưỡng sinh trên phương đình của ngự uyển, cũng tại đó, thái hậu đã chuẩn bị bữa sáng đạm bạc, gồm một ấm trà sâm, một đĩa bánh nhỏ bằng bột gạo trứng và mật ong do đích tay bà làm, một bát miến gà. Tất cả món ăn đều được thái hậu kiểm tra và cho người nếm thử. Hai thị nữ sẽ lau người cho ngài bằng nước ấm, thay quần áo trong, rồi khoác bên ngoài áo trong một bộ hoàng bào màu trắng, thêu rồng vàng, nếu ngài không lên triều. Vua được chải tóc vấn thành búi giữa đỉnh đầu rồi lồng vào đó một mũ miện vàng khít với nhục kháo (búi tóc), xỏ giầy đen bằng nhung. Ngài đến ngự thư phòng bắt đầu duyệt tấu sớ.”
Đây là đoạn trích miêu tả buổi sáng thường nhật của một bậc đế vương nước Việt thuở xưa trong cuốn Văn minh vật chất của người Việt – công trình khảo cứu tâm huyết cả một đời của họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng. Điều đặc biệt là cảnh sinh hoạt sinh động đầy màu sắc như một đoạn phim này không phải được phục dựng từ những trang sử, cũng không phải từ trí tưởng tượng của tác giả viết ra, mà là qua việc gạn lọc những thông tin tế vi đang mã hóa trong những đồ vật của các vương triều còn sót lại và lưu giữ cho đến ngày nay.
Đây cũng chính là điểm đặc biệt và khác lạ nhất của Văn minh vật chất của người Việt – phương pháp tiếp cận và vẽ lại lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt thông qua những trầm tích thông tin ẩn tàng trong các đồ vật, từ những thứ dung dị trong cuộc sống hàng ngày đến những món đồ vàng son của các bậc đế vương. Trước tác giả Phan Cẩm Thượng, chưa từng có công trình khảo cứu nào tiếp cận lịch sử văn minh dân tộc thuần nhất từ góc độ này. Bằng sự nhạy cảm đặc biệt của các họa sĩ, trí tưởng tượng của một nhà văn kết hợp với sự tỉ mẩn, óc khoa học của một nhà nghiên cứu, tác giả Phan Cẩm Thượng đã có thể khiến các đồ vật tưởng chừng “vô tri” phải cất lời bằng thứ mật ngữ của riêng chúng, để kể lại những câu chuyện về bao nếp ăn, nếp sống, nếp làm của hàng ngàn năm người dân Việt hiện lên rõ ràng, sinh động, tươi tắn một cách khác thường mà có lẽ không cuốn sách sử hay báo cáo khảo cổ học nào khác có thể làm được.
SÁCH CÙNG TÁC GIẢ
2. Tập tục đời người - Phan Cẩm Thượng
Câu chuyện quan sát, mô tả và suy ngẫm về phong tục, tập tục hay rộng hơn, văn minh Việt Nam, một lần nữa lại sinh động và thực sự quan trọng trong cuốn sách mới nhất của Phan Cẩm Thượng. Đó là “Tập tục đời người - Văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19-20”. Không hẳn là chuyên khảo nhưng tác giả cuốn sách khiến người ta nhớ lại, ngay từ đầu thế kỉ XX, trong quá trình hiện đại hóa và tiếp xúc phương Tây, rất nhiều bậc thức giả đã bỏ công sức nhận diện, tái dựng những nét đặc trưng, tính cách văn hóa riêng có của đất nước, đặng không bị cuốn theo cái mới mà bỉ cũ, không vì sức hấp dẫn của tân tiến mà quên mất cội gốc.
Cội gốc của mọi tập tục Việt Nam, như Phan Cẩm Thượng chỉ ra, bắt đầu từ và trong người nông dân. Chính những người lao động chân lấm tay bùn, thông qua cách thức kiến tạo, tổ chức đời sống của mình, đã nhào nặn nên hàng loạt thói quen, ước định, các ràng buộc và nới lỏng, các chuẩn mực và giá trị vật chất, tinh thần. Những sinh hoạt thường ngày, từ ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh đến chuyện dựng vợ gả chồng, hôn nhân, tang ma, cưới hỏi, từ cái có thể nhìn thấy và quan sát đến những mối quan hệ ẩn sâu trong tình cảm làng xóm, quốc gia, trong đức tín tôn giáo…, đều chứa một hoặc nhiều cấu trúc, lớp nghĩa.
Cố gắng chỉ ra, lí giải và phân tích mạng nghĩa đó, Phan Cẩm Thượng đã đẩy trung tâm lịch sử về phía cái nhỏ, cái bình thường, những “tiểu tự sự” thay vì chuyện quốc gia đại sự, chuyện triều chính vua tôi như các bộ chính sử vẫn thường làm. Tôi nghĩ tác giả lựa chọn được góc nhìn cởi mở và cũng sâu sắc ở chỗ vượt qua ranh giới cao- thấp, bình dân-tinh hoa trong tiếp cận truyền thống dân tộc. Một tập tục như nó vốn có, dưới mô tả của Phan Cẩm Thượng, có thể tồn tại lâu dài nhờ chính mức độ hữu ích, linh hoạt, mềm dẻo của nó. Điều này thực chất cũng phản ảnh đầu óc duy lí của người nông dân vừa biết thu mình, co rút trong phạm vi văn hóa làng, vừa trao truyền được quan niệm, suy tư cho đời sau.
Một thao tác khá thường xuyên của tác giả là đặt tập tục của người nông dân Việt trong đối sánh với các tộc người thiểu số khác, như Tày, Mường, Thái ở phía Bắc và Chăm hay tộc người Tây Nguyên. Nhưng so sánh ở đây, dù để nhìn ra tương đồng hoặc dị biệt, vẫn chưa thể đi đến tận cùng vấn đề. Độ khó, phức tạp của mỗi tập tục tộc người thách thức tất cả những ai muốn hoàn thiện một cái nhìn tổng thể về Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài lợi thế của người từng thực địa nhiều nơi, Phan Cẩm Thượng còn có lối viết mềm mại, hóm hỉnh, nhiều ẩn ý cùng hệ thống ảnh, hình minh họa được sắp xếp và chú thích kĩ cũng làm nên điểm hấp dẫn của cuốn sách.
“Tập tục đời người”, rút cuộc, là soi lại bản thể. Không có “đời người” nào đứng ngoài mỗi cá nhân và ngược lại. Ở mỗi tập tục, tôi bắt gặp cha ông, tổ tiên mình ở đó và cũng vỡ lẽ rằng sẽ chẳng thể đường đột cắt đứt quá khứ vì hồi cố chính là một điều kiện sống.
Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu bạn đọc !
Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng
Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau
Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng
Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán
Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán
Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống
Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình
Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản
Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình
Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng
Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn.