Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Combo Cái Tôi Và Cái Nó + Moses Và Độc Thần Giáo + Nghiên Cứu Phân Tâm Học + Về Giấc Mơ Và Diễn Giải Giấc Mơ + Sâu xa hơn nguyên tắc không đổi + Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi (6 cuốn) - Sigmund Freud

510.000₫ 600.000₫
Tình trạng: Còn 500 sản phẩm có sẵn.

Tác giả: Sigmund Freud

Dịch giả: Nhiều dịch giả

Hình thức: Bìa mềm, tay gập

Nhà xuất bản: NXB Tri Thức

0971 998 312

Combo Cái Tôi Và Cái Nó + Moses Và Độc Thần Giáo + Nghiên Cứu Phân Tâm Học + Về Giấc Mơ Và Diễn Giải Giấc Mơ + Sâu xa hơn nguyên tắc không đổi + Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi (6 cuốn) - Sigmund Freud

1. Cái Tôi Và Cái Nó

“Cái Tôi và cái Nó" là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 – đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”.

Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức – được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) – không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn.

Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”.

Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau.

Mục lục

Lời cảm ơn                                                                    

Giới thiệu

Lời nói đầu                                                                    

1. Ý thức và vô thức                                                     

2. Cái Tôi và Cái Nó (Es)                                                

3. Cái Tôi, cái Siêu-Tôi và Lí tưởng của cái Tôi                

4. Hai dạng bản năng                                                    

5. Những tình trạng lệ thuộc của cái tôi   103

Điểm nhấn

« Trong quan niệm của Freud về bộ máy tâm trí, khái niệm sự xung đột giữ một vị trí cũng quan trọng như vị trí ông dành cho khái niệm Vô thức (và nhất là cho sự dồn nén) hay khái niệm tính dục [1]. Nó là nguyên nhân chính gây ra những nguồn đau khổ của con người. Chúng ta gặp điều này ngay từ những bài viết đầu tiên với các khái niệm “sự kiểm duyệt”, “sự kháng cự”. Sự xung đột này tồn tại cả giữa các sức mạnh khuấy đảo trong bộ máy tâm trí lẫn giữa các cấp khác nhau, những cấp tổ chức bộ máy tâm trí. Chúng ta thấy nó (xung đột) ở mọi nơi: giữa cái ý thức và cái vô thức, giữa nguyên tắc khoái cảm và nguyên tắc thực tế, giữa ham muốn và điều cấm, giữa thực tế bên trong và thế giới bên ngoài, và cuối cùng là giữa cái Tôi, cái Siêu-Tôi và cái Nó giống như những gì tiểu luận này sẽ trình bày.  »…

         Trích Lời giới thiệu « “Cái Tôi và cái Nó“, Sigmund Freud, Dịch giả: Thân Thị Mận, NXBTT 2015

2. Moses Và Độc Thần Giáo

Moses là người Ai Cập, không phải người Do Thái? Tôn giáo độc thần của Moses hóa ra lại chính là tôn giáo của một vị Pharaoh bị ruồng bỏ? Lịch sử của dân Do Thái vốn không như những điều được kể trong truyền kỳ? Quả là những tuyên bố đầy táo bạo, nhưng còn táo bạo hơn khi người đề xuất chúng lại có gốc gác từ chính giống dân ngoan cường ấy, Sigmund Freud.

Tác phẩm Moses và Độc thần giáo được tổng hợp và biên tập trong những tháng ngày Freud nằm trên giường bệnh. Và kể từ khi ra đời, nó đã gây nên hàng loạt cuộc tranh luận không hồi kết. Bằng việc áp dụng những lý thuyết phân tâm học của mình vào phân tích đối tượng cụ thể là Do Thái giáo, xoay quanh truyền kỳ về Moses và tôn giáo của ông, Freud đã xây dựng một câu chuyện mà ông cho rằng đủ vững vàng để làm sáng tỏ những xuyên tạc mà truyền kỳ đã gán cho nhân vật Moses và tôn giáo của ông. Đồng thời, bằng một phép loại suy đặc biệt, Freud tìm kiếm mối liên kết từ tâm lý học cá thể sang tâm lý học nhóm, cụ thể là trường hợp hình thành và phát triển của một tôn giáo độc thần.

3. Nghiên Cứu Phân Tâm Học

Khi khai sinh lý thuyết Phân tâm học gây sốc với các khái niệm mới lạ như nguyên tắc khoái lạc, libido, hay khi đặt vô thức vào trung tâm nhân cách, vô hình trung vạch ra chân tướng tăm tối của lòng người, Sigmund Freud vừa được ngợi ca vừa bị chỉ trích gay gắt. Suốt thế kỷ 20 sang 21, học thuyết của ông thổi luồng sinh khí mạnh mẽ, đóng góp vô song vào tư duy hiện đại, vào sự chiêm nghiệm suy tư, ảnh hưởng sâu rộng và chan hòa đến mọi lĩnh vực đời sống lẫn khoa học và nghệ thuật như triết học, tâm lý học, xã hội học, y học và văn chương...

Vì sao Sigmund Freud vừa được tôn vinh như tâm lý gia thiên tài, triết gia lớn của thời đại, lại vừa bị coi là kẻ phá bĩnh, lừa bịp nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại? Ông đã thực sự nói gì? Độc giả có thể tìm thấy câu trả lời cụ thể ở một trước tác quan trọng mà ông trình bày những điểm chính yếu trong học thuyết của mình:Nghiên cứu phân tâm học.

4. Về Giấc Mơ Và Diễn Giải Giấc Mơ

Những công trình do Sigmund Freud viết về giấc mơ được tập hợp lại trong cuốn sách này là một tuyển tập lý thú những ý kiến phần nào đã tổng hợp, hoặc phần khác lại bổ sung thêm nhiều giác độ mới cho cuốn Diễn giải Giấc mơ vĩ đại từ năm 1900 của ông. Việc viết ra những bài này được thực hiện vào khoảng thời gian từ năm 1899, vài
ngày sau khi Diễn giải Giấc mơ (“Linh cảm trong mơ mà có thật”), đến năm 1932 (“Sự tiếp xúc của tôi với Josef Popper-Lynkeus”). Bài quan trọng nhất trong số chín bài này là bài Về Giấc mơ được viết vào năm 1901 để tổng hợp một cách sáng sủa tất cả những kết luận cốt yếu nhất cho cuốn Diễn giải Giấc mơ của ông, thực ra là một tác phẩm hết sức khó hiểu về mặt lý thuyết. Với việc đọc cuốn sách này như là một cuốn nhập môn để lướt qua một cách hết sức ngắn gọn sự nghiệp bách niên khảo cứu Giấc mơ về mặt phân tâm và thực nghiệm, bạn đọc sẽ hoàn thành được sự khởi mào khó khăn đã nói.

Cuốn sách này nhất định là đã mở rộng nhận thức của loài người về bản thân thêm cả toàn bộ lãnh vực cái vô thức và mở ra một hoàng lộ để hiểu được sự chuyển đổi từ cái suy nghĩ vô thức về ý thức, hội nhập về sự hiểu biết và nắm bắt được tác động trị liệu của việc hội nhập này. Nó vĩ đại hơn một công trình mang tầm thế kỷ.

Cuốn Diễn giải Giấc mơ của Freud đã giải được bí mật cho tới khi đó chưa giải được của loài người là giấc mơ. Cuốn sách đó đã làm rung chuyển nền văn hóa của chúng ta và làm thay đổi bức tranh của chúng ta về con người. Nếu đem so với phát minh mang tính cơ bản của Freud (theo đúng nghĩa của từ), thì những khảo cứu lâm sàng xây dựng nên từ đấy và những nội dung mới cho lý thuyết chủ yếu là sự gia công và xác nhận lại các nhận thức cơ bản của ông. Đấy là một kết quả đáng ngạc nhiên của một
thế kỷ nghiên cứu mà nó nhấn mạnh thứ bậc đặc biệt của cuốn sách này

Hermann Beland

5. Sâu xa hơn nguyên tắc không đổi

Trong cuốn sách này, Freud chứng minh rằng nếu như chúng ta đẩy đến cùng cái  logic, nguyên tắc đầu tiên này dẫn chúng ta đến một cái “Sâu xa hơn” không thể bác bỏ: “xung năng chết”[1]. Cái chết dường như không chỉ là kì hạn không thể khác của mọi sự sống, mà phiền toái hơn, còn là cái đích cuối cùng của sự sống. Đây chính là kết luận mà ông đạt tới ở những trang cuối trong chứng minh của mình: “Niềm tin mà chúng tôi đã có được, niềm tin rằng đời sống tâm trí, thậm chí có thể là đời sống thần kinh nói chung, bị  thống trị bởi xu hướng hạ thấp, duy trì sự bất biến và gạt bỏ căng thẳng bên trong do các kích thích gây ra (bằng nguyên tắc Nirvana, nếu chúng ta sử dụng cách diễn tả của Barbara Low), niềm tin ấy theo chúng tôi là một trong những lí do mạnh mẽ nhất làm cho chúng tôi tin vào sự tồn tại của xung năng chết”.

Chính sự thật này là điều mà Freud mời chúng ta khám phá từng bước trong suốt phần lớn nội dung tiểu luận. Nhưng sự thật này lại che giấu/che phủ một sự thật khác, cũng quan trọng như vậy, và sự thật ấy sẽ là nội dung của phần cuối cuốn sách: nếu như sự sống vẫn tiếp nối, bất chấp xung năng chết, là bởi vì có những sức mạnh khác kháng cự xung năng này, đó là “xung năng sống” hay “xung năng sinh tồn”.

 

[1] Chúng ta cần chú ý để không hiểu cụm từ “xung năng chết” là một sức mạnh dẫn con người đến việc giết người. Ngay cả khi, sau này, Freud đưa vào đây (đưa vào khái niệm xung năng chết) xung năng phá hủy và xung năng gây hấn thì xung năng chết, trong bài viết này, trước hết là một xung năng nói đến sự hoạt động bên trong của mỗi chúng ta (Laplanche đề cập “xung năng đi đến cái chết hoặc xung năng làm cho mình chết”). Sự hoạt động bên trong này làm cho chúng ta hướng đến cái chết nhưng không biết đến điều đó bởi vì chúng ta cảm thấy là mình đang hướng đến sự sống. Nhưng, và đây là điều Freud sẽ chứng minh trong bài viết này, đằng sau trải nghiệm này, cái vẻ bề ngoài này - cũng là thực tiễn này bởi vì những sức mạnh của sự sống đối lập với xung năng chết và buộc nó phải lùi kì hạn lại - còn có một thực tiễn khác, một xu hướng bị lờ đi bởi vì “quá trình sống của cá thể, vì những lí do bên trong, hướng đến sự bằng lặng của các căng thẳng hóa học tức là cái chết”, quá trình đặt cái chết như là mục đích cuối cùng của mỗi cuộc đời.

6. Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi

Thoạt nhìn thì sự đối lập giữa tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội (hay tâm lí đám đông) có vẻ như sâu sắc, nhưng xét cho kĩ thì tính cách đối lập sẽ bớt đi nhiều. Tuy khoa tâm lí cá nhân đặt căn bản trên việc quan sát các cá nhân riêng lẻ, nó nghiên cứu các phương thức mà cá nhân theo nhằm đáp ứng các dục vọng của mình; nhưng thực ra, chỉ trong những trường hợp hãn hữu, trong những điều kiện đặc biệt nào đó nó mới có thể bỏ qua được quan hệ giữa cá nhân với tha nhân. Trong tâm trí của cá nhân thì một cá nhân khác luôn luôn hoặc là thần tượng, hoặc là một đối tượng, một người hỗ trợ hay kẻ thù và vì vậy mà ngay từ khởi thủy, khoa tâm lí cá nhân đã đồng thời là khoa tâm lí xã hội theo nghĩa thông dụng nhưng rất đúng này .

Tác giả

Tác giả Sigmund Freud là một nhà phân tâm học người Áo được biết tới nhiều nhất bởi đóng góp vào sự phát triển của cả lý thuyết và thực hành các kỹ thuật phân tích tâm lý.

Freud đồng thời được xem là cha đẻ của phân tâm học - môn khoa học nghiên cứu về phần vô thức của con người, khiến cho nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của việc chữa bệnh tâm thần theo cách truyền thống. Tới ngày hôm nay, cuộc tranh luận về lý thuyết phân tâm học vẫn chưa ngã ngũ, có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít những kẻ phản đối kịch liệt.

Được xem như một môn khoa học chính thống của thế kỷ 19, phân tâm học trước hết đi tìm hiểu những hành vi điên loạn, thoạt đầu các nhà phân tâm học sẽ hỏi về những giấc mơ của bệnh nhân và sau cùng là các cơ chế tâm lý xây dựng từ lúc bé cho tới lúc trưởng thành.

Được đào tạo như một nhà khoa học, Freud trở thành bác sĩ vào năm 1882, ông quan tâm tới thôi miên và phát triển các ý tưởng đột phá trong chữa trị tâm thần từ khoảng 1890. Vào năm 1933, các tác phẩm của ông bị đốt hết dưới chính quyền Nazi, và Freud phải rời bỏ Áo tới London vào năm 1938, nơi ông mất ngay sau đó một năm.

 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo