Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Chữ Trên Đá Chữ Trên Đồng Minh Văn Và Lịch Sử - Hà Văn Tấn

76.000₫ 95.000₫
Tình trạng: Hết hàng
  • Tác giả: Hà Văn Tấn
  • Nhà xuất bản: Tri Thức
  • Bìa mềm
  • Thể loại: Khảo cổ học, Lịch sử Việt Nam

Nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt Nam qua các minh văn (chữ khắc trên bia đá, chuông đồng, cổ vật) ý nghĩa lịch sử của minh văn qua các thời kỳ).

Trích lời nói đầu: 
"Ở đây không chỉ công bố minh văn mà còn nêu lên các ý
nghĩa lịch sử của chúng. Đó là những gì mà tác giả thấy cần
thiết và quan trọng. Vì vậy quyển sách có tên phụ là Minh văn
và Lịch sử. Tác giả chỉ có một ước ao, là quyển sách này sẽ kích
thích mọi người chú ý đến minh văn. Và lúc đó, việc nghiên cứu
lịch sử sẽ có thêm một nguồn tư liệu phong phú, nhất là đối với
các giai đoạn có ít tài liệu thì nguồn minh văn trở thành duy
nhất.
Cũng cần nói thêm rằng, trên thế giới hiện có những phát hiện
mới quan trọng, khiến cho tác giả có thể bổ sung nhiều điểm
trong các bài viết của mình. Chẳng hạn như ở khu mộ cổ Phao
Sơn (Trung Quốc) đã tìm được chiếc qua đồng Chiến Quốc có
dòng chữ với các ký hiệu giống hệt chiếc qua đồng tìm thấy ớ
Thanh Hóa. Điều đó khiến ta nghĩ rằng có một hệ thống chữ viết
khác Hán ở Hoa Nam mà tôi đã nêu lên. Rồi người ta lại tìm
được trong các kho tài liệu ở Đôn Hoàng của Paul Pelliot và
A.Stein những bản Phật đỉnh tôn thắng dà la ni kèm những câu
kệ chữ Hán giống với cột kinh thứ 2 ở Hoa Lư. Điều đó cho phép
chúng ta bổ sung những câu kệ đã bị mất ở trên cột kinh này.
Nhưng do điểu kiện bệnh tật, tôi chưa có thể bổ sung cập nhật
được. Ở đây xin độc giả lượng thứ cho.

Quyển sách này hình thành được (trong điều kiện tác giả của
nó mắc trọng bệnh) là nhờ sự tận tâm giúp đỡ của Tiến sĩ Ngô
Thế Phong. Ở đây cho tôi tỏ lời chân thành biết ơn. Tôi cũng xin
cảm ơn con trai tôi là Tiến sĩ Hà Văn cẩn đã tích cực trong việc
tập hợp bản thảo và tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn đã có những lời
động viên khuyến khích. Quyển sách này sẽ không hoàn thiện
nếu không có chế bản chữ Hán và chữ Phạn khá công phu của
anh Nguyễn Quốc Bình. Ở đây tôi xin chân thành cảm ơn.
Cuối cùng, xin tỏ lòng biết ơn đến ông Nguyễn Đức Diệu,
giám đốc nhà xuất bản Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện để
quyển sách đến với bạn đọc.
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2001
Hoàn thành trên giường bệnh "

Trích phần kết luận bài 1: 
"Do đó, theo tôi, giả thiết cho rằng cư dân Đông Sơn là người
sáng tạo ra hệ thống chữ viết đã tìm thấy trên các qua đồng, và
cả trên lưỡi cày đồng, vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
Nhưng giả thiết thì vẫn là giả thiết, muốn chứng minh hay bác
bỏ, đều cần có nhiều tài liệu hơn nữa.
Nói gọn lại trong mấy dòng
A. Những điều khẳng định
1. Dấu vết của một hệ thống chữ viết từ trước chưa được nói
đến đã tìm thấy trong khu vực từ phía Nam sông Dương Tử đến
sông Mã.
2. Hệ thống chữ viết này đã ở một trình độ cao hơn loại h ìn h
chữ viết hình vẽ (pictogramme).
3. Hệ thống chữ viết này khác Hán, không phải Hán.
4. Hệ thống chữ viết này có trước khi Tần thống nhất Trung
Quốc, và ở Việt Nam, là trước khi người Hán xâm lược.

B. Những điều giả thiết
1. Hệ thống chữ viết này có khá năng thuộc loại hình chữ viết
ghi V (idéogramme), hoặc theo một cách phân loại khác, là chữ
viết ghi từ (logogramme). Cũng không loại bỏ khả nãng có yếu
tố ghi âm.
2. Hệ thống chữ viết này là do cư dân chủ nhân văn hóa Đông
Sơn sáng tạo. Họ đã ghi thứ chữ của họ lên vũ khí, cũng như lên
công cụ sản xuất. Đó là chữ viết thời Hùng Vương. Cùng với ảnh
hưởng văn hóa Đông Sơn, những sản phẩm Đông Sơn có ghi chữ
đã đưa đến các vùng khác.

c . Những việc cần tiếp tục
1. Tìm kiếm tất cả các ký hiệu, hình tượng hay quy ước, trên
di vật Đông Sơn, mà trước hết là trên đồ đồng và đồ gốm.
2. Tìm dấu vết ký hiệu tương tự trên các di vật cùng thời hay
gần cùng thời ờ vùng Hoa Nam và Đông Nam Á.
3. Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các ký hiệu trên lưỡi cày
dồng và trên qua đồng.
4. Cuối cùng, và cần thiết nhất, giải mã hệ thống chữ viết đã
phát hiện.
Trên thế giới, có nhiểu hệ thống chữ viết cổ, từ khi phát hiện
cho đến khi có người đọc được phải qua một khoảng thời gian rất
dài, có khi đến mấy thế kỉ. Nhưng sự chú ý của nhiều người cũng
là một yếu tố để rút ngắn khoảng thời gian đó."

Giáo sư Hà Văn Tấn:

Tiểu sử

Ông sinh ra và lớn lên tại Tiên điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng. Dòng họ này có các danh nhân như nhà văn hóa tiến sĩ Hà Tôn Mục, thượng thư tiến sĩ Hà Tông Trình, phó bảng Hà Văn Đại.
Năm 1957, ông tốt nghiệp thủ khoa cử nhân Sử–Địa trường Đại học Văn khoa Hà Nội và được giữ làm cán bộ giảng dạy. Gắn bó với nghề dạy học suốt nửa thế kỷ tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông cũng là người sáng lập bộ môn Phương pháp luận sử học ở khoa sử.
Ông nguyên là Viện trưởng Viện Khảo cổ học.
Giáo sư Hà Văn Tấn đã công bố 250 công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước, đồng thời hướng dẫn 20 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sử học, khảo cổ học.
Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về khoa học.

Tác phẩm

Các bài báo khoa học

1. Trở tại vấn đề tô tem của người Việt nguyên thuỷ. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4, 1959.
2. Mấy điểm quanh vấn đề Việt Nam và Đông phương cổ đại. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 18, 1960.
3. Về vấn đề người Indonesia và loại hình Indonesia trong thời đại nguyên thuỷ Việt Nam. Thông báo khoa học Sử học, tập I, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1962.
4. Vài nhận xét về ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời Lí - Trần. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 52, 1963.
5. Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 76, 1965.
6. Lại bàn về xương sọ người Indonesia trong thời đại đồ đá ở Việt Nam. Thông báo khoa học, tập II, Đại học Tổng hợp Hà Nội,. 1966.
7. Thông báo kết quả đợt thực tập khảo cổ ở Hoà Bình của Khoa Sử Đại học Tổng Hợp Hà Nội, tháng 1-1964. Thông báo khoa học, Sử học, tập II, 1966 và in trong “Những hiện vật tang trữ tại Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam về văn hoá Hoà Bình”, Bảo tàng Lịch sử, 1967.
8. Bài minh trên chuông Thông Thánh quán và một số vấn đề lịch sử đời Trần. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 88, 1996.
9. Mấy suy nghĩ về phương pháp lịch sử và phương pháp Lôgic. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 96, 1967.
10. Vấn đề phân chia các thời kì và các giai đoạn lịch sử. Mấy vấn đề phương pháp luận sử học, Nxb Khoa học Xã hội, 1967; tái bản 1970.
11. Một số vấn đề về Văn hoá Phùng Nguyên. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 112, 1968.
12. Niên đại các văn bản đồng thau miền Bắc Việt Nam với vấn đề Hùng Vương. Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1969, tập I, Khoa học Xã hội, 1970.
13. Văn hoá Phùng Nguyên và thời kì Tiền Hùng Vương. Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1969; (in trong “Hùng Vương dựng nước”, tập II, Khoa học Xã hội, 1973).
14. Người Phùng Nguyên và đối xứng. Tạp chí Khảo cổ học, số 3-4, 1969.
15. Văn hoá Bắc Sơn với một truyền thống, một bình tuyến. Những hiện vật tang trữ tại Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam về văn hoá Bắc Sơn, Bảo tàng Lịch sử, 1969.
16. Về chiến thắng Vân Đồn năm 1288. Thông báo khoa học,tập III, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1969.
17. ứng dụng thống kê toán học trong khảo cổ học. Thông tin khoa học các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp, số 13, 1970.
18. Cột kinh Phật thời Đinh thứ 2 ở Hoa Lư. Tạp chí Khảo cổ học, số 5-6, 1970.
19. Nghiên cứu thời đại các vua Hùng: hiện trạng và triển vọng. Tạp chí Quản líý văn vật, số 19, 1970.
20. Tiến triển kinh tế thời Hùng Vương. Tạp chí Khảo cổ học, số 7-8, 1970.
21. Thực nghiệm tạo văn hoa trên đồ gốm cổ. Tạp chí Khảo cổ học, số 7-8, 1970.
22. Enghen với Khảo cổ học. Tạp chí Khảo cổ học, số 7-8, 1970.
23. Phân tích chỉ trong di vật đồng thuộc thời đại đồng thau và thời sắt sớm. Tạp chí Khảo cổ học, số 708, 1970.
24. Kinh tế thời Hùng Vương. Tạp chí Khảo cổ học, số 9-19, 1971.
25. Luyện kim và chế tác kim loại thời Hùng Vương. Tạp chí Khảo cổ học số 9-10, 1971.
26. Văn hoá Sơn Vi. Tạp chí Khảo cổ học, số 11-12, 1971.
27. Báo cáo sơ bộ hai lần khai quật di chỉ Gò Bông (viết chung). Thông báo khoa học Sử học, tập V, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1971.
28. Thông báo kết quả khai quật di chỉ Xóm Rền. Thông báo khoa học Sử học, tập V, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1971
29. Tìm hiểu kĩ thuật đúc trống đồng Ngọc Lũ (viết chung). Hùng Vương dựng nước, tập III, Nxb Khoa học Xã hội, 1973.
30. Vài nhận xét về hợp kim đồng thau Việt Nam thời cổ (viết chung). Thông báo khoa học Sử học, tập VI, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1973.
31. Kĩ thuật chế tạo đồ gốm Phùng Nguyên. Thông báo khoa học Sử học, tập VI, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1973.
32. Núi Đọ với một số vấn đề về thời đại đồ đá cũ Việt Nam và Đông Nam á. Những di tích của con người thời tối cổ trên đất Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử, 1973.
33. Đào khảo cổ Gò Ghệ, Gò Dạ và Bãi Dưới. Những phát hiện mới về Khảo cổ học, 1972, Nxb Khoa học Xã hội, 1973.
34. Có một nền văn minh Việt Cổ. Tạp chí Học tập, số 1, 1974.
35. Từ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng. Tạp chí Khảo cổ học, số 13, 1974.
36. Nghề gốm, một ngành thủ công thời Hùng Vương. Hùng Vương dựng nước, tập IV, Nxb Khoa học Xã hội, 1974.
37. Đóng góp vào lịch sử một kiểu khuyên tai. Tạp chí Khảo cổ học, số 15, 1974.
38. Đồng Chô. Tạp chí Khảo cổ học, số 16, 1974.
39. Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt. Tạp chí Dân tộc học, số 1, 1975.
40. Suy nghĩ về Đông Nam á thời cổ qua các niên đại các bon, phóng xạ và nhiệt phát quang. Thông báo khoa học Sử học, tập VIII, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975.
41. Xưởng làm đồ đá Núi Dầu - Bãi Phôi Phối. Tạp chí Khảo cổ học, số 17, 1976.
42. Cồn Lôi Mốt (Hà Tĩnh). Tạp chí Khảo cổ học, số 17, 1976.
43. Khai quật đồi Giàm (Vĩnh Phú). Tạp chí Khảo cổ học, số 17, 1976.
44. Một số di tích thời Lí bên bờ sông Lam. Tạp chí Khảo cổ học, số 17, 1976.
45. Ngưòi Hoà Bình trong bối cảnh Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, số 46, 1976.
46. Ghi chú về một chiếc rìu đá ở Phùng Nguyên (Vĩnh Phú). Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1977.
47. Sơ lược lịch sử xã hội nguyên thuỷ Việt Nam. Đại học Văn khoa, TP Hồ Chí Minh, 1977.
48. Về thẻ đá có khắc hình ở địa điểm Phùng Nguyên (Vĩnh Phú). Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1975, 1977.
49. Về những cái gọi là“chân gốm” ở di chỉ Thạch Lạc (Hà Tĩnh). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1975, 1977.
50. Khai quật di chỉ bãi Phôi Phối (Nghệ Tĩnh). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1976, 1977.
51. Khuyên tai hai đầu thú ở Xuân An (Nghệ Tĩnh). Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1976, 1977.
52. Về hình dáng và kích thước của rìu và bôn có vai. Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1977.
53. Phân công xã hội lớn lần thứ nhất với cuộc cách mạng đá mới ở Việt Nam và Đông Nam á. Thông báo khoa học của ngành Sử các trường đại học, số 1, 1977.
54. Khuyên tai hai đầu thú và quan hệ Đông Sơn - Sa Huỳnh. Tạp chí Khảo cổ học, số 4, 1977.
55. Văn hoá Phùng Nguyên: Nhận thức mới và vấn đề. Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1978.
56. Nghệ Tĩnh trong tiền sử và sơ sử Việt Nam. Tạp chí Khảo cổ học, số 2,1978.
57. Về ngôn ngữ Tiền Việt Mường. Tạp chí Dân tộc học, số 1, 1978.
58. Về tên gọi“Văn hoá Phước Tân”. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1977, 1978.
59. Gốm kiểu Hoa Lộc ở một số di chỉ văn hoá Phùng Nguyên. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1977, 1978.
60. Văn hoá Sơn Vi mười năm sau khi phát hiện (viết chung). Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1978.
61. Tiền sử Đông Nam á: Mô hình và phản mô hình. Thông báo khoa học Đông Nam á, ban Đông Nam á, 1978.
62. Những chiếc khuyên tai hai đầu thú trong Sa Huỳnh, Đông Sơn và ở Đông Nam á. Sổ tay Nghiên cứu Văn học, số 4, 1980. (Đại học Tổng hợp Paris VII)
63. Gốm cổ vùng Quỳnh Lưu (Nghệ Tĩnh) với một số vấn đề về văn hoá Bàu Tró và văn hoá Quỳnh Văn (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1978, 1979.
64. Nhân một đồ gốm ở Phi-Gi (Fiji), nói về một kiểu đồ đựng Phùng Nguyên. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1978, 1979.
65. Khuyên tai hai đầu thú ở Đông Nam á và các nơi khác. Những phát hiện mới về Khảo cổ học, 1978.
66. Văn bản học và văn bản Hán Nôm. Thư tịch cổ và nhiệm vụ mới. Khoa học Xã hội, 1979.
67. Bàn thêm về cội nguồn lịch sử của đặc điểm văn hoá Việt Nam. Tạp chí Cộng sản, số 11, 1979.
68. Về mô hình Tre-xtơ Gooc Man và niên đại xuất hiện nông nghiệp trồng lúa ở Đông Nam á. Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1980.
69. Về khái niệm dân tộc (Nation) của Mác và Ănghen và sự hình thành dân tộc Việt. Tạp chí Dân tộc học, số 2, 1980.
70. Về những cái gọi là“bàn đạp” trong các di chỉ văn hoá Phùng Nguyên. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1979, 1980.
71. Thông báo về việc biên soạn thư mục khảo cổ học từ năm 1955-1980 (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1980, 1982.
72. Những nghiên cứu mới về tiền sử và sơ sử ở Việt Nam. Tập san trường Viễn Đông bác cổ, tập LX VIII, 1980.
73. Biện chứng của truyền thống. Tạp chí Cộng sản, số 3, 1981.
74. Giao lưu văn hoá ở người Việt Cổ. Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 4, 1981.
75. Phát hiện di chỉ Ba Đồn (Bình Trị Thiên) - (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1980, 1982.
76. Từ Bàu Tró đến Sa Huỳnh. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1980, 1982
77. Dấu vết một hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc. Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1982.
78. Đất nước qua“Dư địa chí” của Nguyễn Trãi. Kỉ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi. Nxb Khoa học Xã hội, 1982.
79. Trống đồng Cổ Loa, Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội, 1982.
80. Khai quật lần thứ IV di chỉ Hoa Lộc và Phú Lộc (Thanh Hoá) (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1982, 1982.
81. Bản Chiềng, bản Na Đi và lưu vực sông Hồng. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1982, 1983.
82. Suy nghĩ về Sa Huỳnh và từ Sa Huỳnh. Thông báo khoa học Viện Bảo tàng Lịch sử, số 1, 1983.
83. Việt Nam thời nguyên thuỷ (viết chung). Lịch sử Việt Nam. tập 1, Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1983.
84. Về mối liên hệ giữa văn bản học và sử liệu học. Một số vấn đề về văn bản học Hán-Nôm. Nxb Khoa học Xã hội, 1983.
85. Tiền sử học Đông Nam á: tri thức và khuynh hướng. Về tiền sử khảo cổ học Đông Nam á. Viện Đông Nam á, 1993.
86. Những nghiên cứu khảo cổ mới về văn hoá Sa Huỳnh. Tin tức Việt Nam, số 7, 1993.
87. Những hệ sinh thái nhiệt đới trong thời tiền sử Việt Nam và Đông Nam á. Nghiên cứu Việt Nam, số 474, 1984.
88. Phát hiện một hệ thống chữ viết có niên đại Đông Sơn. Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1981, 1984.
89. Khai quật di chỉ Đồng Gai (Vĩnh Phú) (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1981, 1984.
90. Hai hiện vật lạ trong một di chỉ văn hoá Phùng Nguyên (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1981, 1984.
91. Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam. Một số vấn đề lí luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam. Viện Triết học, 1984.
92. Ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông. Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, tập I, Khoa học Xã hội, 1984.
93. Nghệ Tĩnh thời nguyên thuỷ và thuở các vua Hùng dựng nước. Lịch sử Nghệ Tĩnh, tập I, Vinh, 1984.
94. Văn hoá nguyên thuỷ Đông Nam á như một cội nguồn của văn hoá dân gian. Tạp chí Văn hoá Dân gian, số 3, 1984.
95. Nghiên cứu thời đá cũ ở Đông Nam á trong thập kỉ 70. Thông báo khoa học, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 2, 1984.
96. óc Eo - những yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Văn hoá óc Eo và các văn hoá cổ ở đồng bằng sông Cửu Long, Sở Văn hoá và Thông tin An Giang, Long Xuyên, 1984.
97. Mô hình gỗ với thời đại đá ở Việt Nam và Đông Nam á. Tạp chí khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1985.
98. Một số ghi chú về trống đồng ở Đông Nam á. Thông báo khoa học, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 3, 1985.
99. Miền Nam Việt Nam trong bối cảnh tiền sử Đông Nam á. Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1985.
100. Nghĩ về Thiền và Thiền Trúc lâm. Yên Tử non thiêng, Sở Văn hoá Quảng Ninh, 1985.
101. Khí hậu cách tân muộn ở Đông Nam á: số liệu mới từ Việt Nam. Nghiên cứu mới về kỉ đệ tứ ở Đông Nam á, tập 9, Rốt-téc-đam, 1985.
102. Khai quật di chỉ Thành Dền (Hà Nội) (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1983. 1985.
103. Lớp dăm đá vôi ở Ngườm với khí hậu cuối Pléitocene ở Đông Nam á. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1984. 1985.
104. Khai quật lần thứ hai di chỉ Thành Dền (Hà Nội) (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1984, 1985.
105. Về 9 niên đại C14 ở Thành Dền (Hà Nội). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1984, 1985.
106. Đôi điểm về Tam Điệp thời tiền sử và sơ sử. Tam Điệp - di tích và danh thắng. Kỉ yếu Hội nghị Khoa học về khu di tích lịch sử Tam Điệp, Phòng Văn hoá Thông tin thị xã Tam Điệp, 1986.
107. Tự nhiên và con người (viết chung). Nghệ Tĩnh: Hôm qua và hôm nay, Nxb Sự thật, 1986.
108. Khai quật lần thứ ba di chỉ Đình Tràng (Hà Nội). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1985, 1986.
109. Ghi thêm về khuyên tai có mấu ở Đông Nam á. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1985, 1986.
110. Những chiếc khuyên tai hai đầu thú mới phát hiện ngoài Việt Nam. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1985, 1986.
111. Dạy tốt với truyền thụ phương pháp và phương pháp luận. Thông báo Hội nghị dạy tốt của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm học 1985 - 1986, 1986.
112. Kĩ nghệ Ngườm trong một phối cảnh rộng hơn. Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1986.
113. óc Eo: những yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1, 1985.
114. Về ba yếu tố của Phật giáo Việt Nam: Thiền, Tịnh, Mật. Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Viện Triết học, 1986; Khoa học Xã hội Việt Nam, số 3, 1987; “Các phật tử vì hoà bình”, kỉ yếu Hội nghị Phật giáo châu á vì hoà bình, tập X, số 2, 1988.
115. Tam Điệp thời tiền sử và sơ sử. Nghiên cứu Việt Nam, số 14(84), 1986.
116. Thanh Hoá thời tiền sử và sơ sử: vấn đề và thảo luận. Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1987.
117. Về sự hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam. Thông báo khoa học, Nxb Giáo dục, số 12, 1987.
118. Làng, liên làng và siêu làng. Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1987.
119. Địa hình những di tích thời đại kim khí ở Việt Nam. Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1987.
120. Trạng Quỳnh qua gia phả họ Nguyễn Thanh Hoá. Trạng Quỳnh, VHC, Thanh Hoá, 1987.
121. Về các phạm trù bản thể luận của Lê Quý Đôn. Lê Quý Đôn nhà bác học Việt Nam thế kỉ XVIII, Sở Văn hoá và Thông tin Thái Bình, 1988.
122. Một số vấn đề tiền sử Campuchia. Tạp chí Khảo cổ học, số 1-2, 1988.
123. Bộ tượng Phật chùa Hoàng Kim với sư Trì Bát thời Lí. Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tập văn kỉ niệm Phật thành đạo, PL2531, 1988.
124. Những nghiên cứu hiện nay về thời đại kim khí ở Việt Nam. Tạp chí Khảo cổ học Đông Nam á, Hội Nghiên cứu Khảo cổ học Đông Nam á của Nhật Bản, số 8, 1988.
125. Chiến thắng được nhìn từ bên ngoài chiến trận. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3-4, 1988.
126. 20 năm Viện Khảo cổ học.Tạp chí Khảo cổ học, số 4, 1988.
127. Gốm tiền sử ở Việt Nam và mối liên hệ của chúng với Đông Nam á. Viễn cảnh Châu á, tập 26, số 1, 1984-1985.
128. Thử đọc một kiểu chữ Phạn trong các chùa miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1989.
129. Truyền thống và hiện đại trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta (phát biểu ở hội thảo). Tạp chí Xã hội học, số 1, 1989.
130. Lời giới thiệu: Văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam. Viện Khảo cổ học,1989.
131. Đẩy mạnh nghiên cứu khảo cổ học Hà Bắc. Tạp chí Khảo cổ học, số 4, 1989.
132. Có thật chủ nhân văn hoá Hoà Bình bị biển tiến thách thức?. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1986,1990.
133. Niên đại C14 của Đồng Chỗ với giai đoạn Gò Bông trong văn hoá Phùng Nguyên. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1986, 1990.
134. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Khảo cổ học. Tạp chí Khảo cổ học, số 1-2, 1990.
135. Dấu hiệu của một văn hoá khảo cổ ở Hà Tuyên (viết chung). Tạp chí Khảo cổ học, số 1-2, 1990.
136. Thêm một hang động cổ sinh được phát hiện ở huyện Thạch Thành (Thanh Hoá)(viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1987, 1990.
137. Khai quật lần thứ 5 di chỉ Đồng Đậu (Vĩnh Phú) (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1987, 1990.
138. Bộ tượng Phật chùa Hoàng Kim với sư Trì Bát thời Lí. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1987,1990.
139. Về khả năng tồn tại một văn hoá khảo cổ mới ở Hà Tuyên (viết chung). Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1989, 1990.
140. Climatic conditions during the Upper Pleistocene period in Southeast Asia: New envidence from Vietnam (tiếng Thái, tóm tắt tiếng Anh).Muang Boran, Vol. 16. No 4, 1990.
141. Phật giáo với Cách mạng. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 1, 1991.
142. Một số gợi ý về chương trình hoạt động của Phân viện Phật học Việt Nam.. Kỉ yếu lễ ra mắt Phân viện Nghiên cứu Phật học. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 1991.
143. Ngườm, Lang Rongien và Bạch Liên Động. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1990, 1991.
144. Định hướng khảo cổ học lịch sử Việt Nam. Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1991.
145. Triết học ấn Độ cổ đại - trung đại. Lịch sử Triết học, tập I, Nxb Tư tưởng - Văn hoá, 1991.
146. Mối quan hệ văn hoá giữa Lào và Việt Nam trong thời tiền sử. Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia,1993.
147. Vietnam: Sketches of history, geography, nationality, population. Education in Vietnam, Ministry of Education and Training of the Socialist Republic of Vietnam. Hanoi 1991.
148. “Xi vẫn” trong bài thơ về chùa Một Cột của nhà sư Huyền Quang. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3, 1991.
149. Adzes pottery and language in prchistoric Vietnam. Bulletin of the Indo-pacific Prehisrory Association, No 11.1991.
150. Lịch sử triết học ấn Độ trung đại. Triết học Mác-Lênin (khoa Triết học, Học viện Nguyễn ái Quốc) Tập I. Tư tưởng - Văn hoá,1991.
151. Betonamu no kokobunka (Văn hoá khảo cổ Việt Nam) Rokko Tokyo, 1991.
152. The relationships between Vietnam and Thailand in prehistory time. Vietnam-Thailand. Tradition and Modernity. National Center for Social Sciences of Vietnam. International Studies Centre. Institute of Foreign Affairs, Thailand, Hanoi, 1991.
153. Archaeology in 1990. Vietnam Social Sciences, No 4, 1991.
154. New researches on the Stone Age sites previously excavates by French archaeologists in Vietnam. Recetes Recherches en Archeologie en Thailande, University Silpakorm, Bangkok, 1991.
155. Sự chuyển biến từ Pléitocene đến Holocene ở Đông Nam á: Môi trường và văn hoá. Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1992.
156. Tưởng nhớ giáo sư P.I.Boriskovsky, người có công với Khảo cổ học Việt Nam. Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1992.
157. Vấn đề văn bản học các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam. Tạp chí Văn học, số 4, 1992.
158. Chùa Quỳnh Lâm trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, 1992.
159. Ghi thêm về tín ngưỡng thần Đế Thích (Indra) ở Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5, 1992.
160. Nói thêm về khuyên tai có mấu ở Nam Trung Quốc và Đài Loan. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1991, 1992.
161. Văn hoá Hoà Bình: Những vấn đề sau 60 năm. Tạp chí Khảo cổ học, số 2,1992.
162. Thánh Tông với Quảng Ninh. Núi Bài Thơ - Lịch sử và danh thắng. Uỷ ban Nhân dân thị xã Hồng Gai và Ban Văn học Cổ đại Viện Văn học, QN. 1992.
163. Development of Archarelogy in Vietnam. SPAFA Journal, Vol 2, No.3, 1992.
164. Một số vấn đề tiền sử và sơ sử Lào. Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, 1993.
165. Những mối liên hệ văn hoá Việt Nam - ấn Độ trong thời cổ//Thông báo khoa học, Đại học Sư phạm Vinh, 1993.
166. Văn hoá và ngôn ngữ ở Việt Nam thời tiền sử. Tạp chí Khảo cổ học, số 1, 1993.
167. Hệ thống giá trị của Lê Văn Hưu và bối cảnh văn hoá - xã hội. Lê Văn Hưu và chương trình nghiên cứu danh nhân Thanh Hoá. Trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hoá, TH. 1993.
168. Bia Chùa Giám với thiền sư Tuệ Tĩnh. Tạp chí Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1992, 1993.
169. Về những chiếc“nha chương” trong văn hoá Phùng Nguyên. Tạp chí Khảo cổ học, số 2, 1993.
170. 25 năm Viện Khảo cổ học. Tạp chí Khảo cổ học, số 4, 1993.
171. Khảo cổ học lịch sử với lịch sử nghệ thuật. Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2, 1994.
172. Yazhang in Vietnam. Nam Trung Quốc cập lân cận địa khu cổ văn hoá nghiên cứu. Trung Văn học xuất bản xã, Hong Kong. 1994.
173. Quá trình hình thành và đặc điểm bản sắc văn hoá Việt. Văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, 1994.
174. The Hoabinhian and before. Vietnam Social Sciences, 1994.
175. Trở lại mảnh tước đá cũ ở hang Nà Nông (Lạng Sơn). Tạp chí Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1993, Khoa học Xã hội, 1994.
176. Tượng cổ chùa Tây Phương với sách Tam tài đồ hội/. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1993, Khoa học Xã hội, 1994.
177. Từ minh văn trên lá vàng ở Gò Xoài (Long An) bàn thêm về Pháp thân kệ. Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1993, Khoa học Xã hội,1994.
178. The Hoabinhian in Southeast Asia: Culture Cultues or Technocomplex. Vietnam Social Sciences, No5, 1994.
179. Hoà bình ở Đông Nam á: Văn hoá, những văn hoá hay phức hợp kĩ thuật.. Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1994.
180. Đặc điểm Phật giáo Việt Nam qua ngôi chùa trong đời sống văn hoá cộng đồng. Những vấn đề về tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội,1994.
181. Thuyền mộ và mộ thuyền. Thông báo khoa học, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 1994.
182. Việt Nam đích nha chương. Trung Quốc văn vận báo, số 6, 1995.
183. The Nguom Rockshelter and the Paleolithic Flake industries in Southeast Asia. Archaeology in Asia, The University of HongKong, HongKong. 1995.
184. Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên với Văn hoá Việt Nam. Nguyễn Văn Huyên. Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt (Chủ biên, hiệu đính bản dịch và giới thiệu), Tập I, Nxb Khoa học Xã hội, 1995.
185. Một quyển sổ liên quan đến Việt Nam thời Bắc thuộc - đời Đường được phát hiện ở Đôn Hoàng (Trung Quốc). Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 11, 1995.
186. Inscriptions from the tenth to fourteenth centuries recently discovered in Vietnam (July 1991). Essáy into Vietnamese Past, Southeast Asia Program. Cornell University Ithaca, NewYork. 1995; Vietnam Social Sciences. N0 6, 1995.
187. Diffrentes lignes de developpement du Post-Hoabinhien dans I’Age de la Pierre du Vietnam. L’Anthropologie (Paris), N04, 1995.
188. Nền khảo cổ học của nước cộng hoà nửa thế kỉ. Tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1995.
189. Từ Hội nghị thông báo Khảo cổ học lần thứ 30 nhìn lại một hành trình. Tạp chí Khảo cổ học, số 4,1995.
190. Nhân kỉ niệm Nguyễn Công Trứ, bàn về một cách đánh giá. Nguyễn Công Trứ - Con người, cuộc đời và thơ. Nxb, Hội Nhà văn, 1996.
191. Foreword. Chung Tang and Wai-ming Cheng, Realtori das Escavecoes Arquelo’gicas de Hac sa. Coloane. Macao (áo Môn Hắc Sa). The Chinese University Press, Hong Kong, 1996.

Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo

1. Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Việt Nam. Nxb Giáo dục, H. 1960.
2. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 1. Nxb Giáo dục, 1960; tái bản 1963.
3. Dư địa chí: Giới thiệu, hiệu chính và chú thích. Nxb Sử học, 1960; In lại trong “Nguyễn Trãi toàn tập”. Nxb Khoa học Xã hội, 1969; tái bản 1976.
4. Sơ yếu khảo cổ học nguyên thuỷ Việt Nam. Nxb Giáo dục, 1961.
5. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII. NxbKhoa học Xã hội, 1968; tái bản: 1970, 1972, 1975.
6. Thuật ngữ sử học, dân tộc học, khảo cổ học Nga - Việt. Nxb Khoa học Xã hội, 1970.
7. Cơ sở Khảo cổ học. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975.
8. Lịch sử Phật giáo Việt Nam (phần thứ hai: Phật giáo từ Ngô đến Trần (thế kỉ X-XIV)). Nxb Khoa học Xã hội, 1988.
9. Triết học lịch sử hiện đại. Đại học Tổng hợp Hà Nội,1990.
10. Lịch sử Thanh Hoá (chủ biên)Tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, H. 1990.
11. History of Buddhism in Vietnam. Social Sciences Publishing House Hanoi 1992 (Viết Part Two: Buddism from the Ngo to the Tran dynaties.
12. Chùa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 1993.
13. Tư tưởng thời kì tiền sử và sơ sử. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Khoa học Xã hội, 1993 (phần thứ nhất).
14. Buddism in Vietnam (viết chung). The Gioi Publishers,1993.
15. Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam (chủ biên). Nxb Khoa học Xã hội, 1994.
16. Triết học ấn Độ cổ đại. Tập bài giảng Lịch sử Triết học, tập I. Nxb Chính trị Quốc gia, 1994.
17. Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam (chủ biên), tập II. Nxb Khoa học Xã hội, 1996.
 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo