Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Bàn Về Nguồn Gốc Các Tôn Giáo - Mircea Eliade

225.000₫
Tình trạng: Hết hàng
  • Tác giả: Mircea Eliade
  • Nxb: Khoa học xã hội
  • Bìa mềm
  • Số trang: 515 trang
 

“Tôn giáo là gì?” “Tôn giáo bắt nguồn từ đâu?” vốn là những câu hỏi bản thể luận khiến nhân loại vẫn còn đang tranh cãi để tìm ra được một câu trả lời. Tôn giáo từ lâu nay đã trở thành một đối tượng được rất nhiều ngành khoa học như triết học, thần học, nhân học, xã hội học hay tâm lý học đào sâu nghiên cứu. Nghiên cứu về tôn giáo hiện nay trên thế giới chia thành hai trường phái lớn, thứ nhất là nghiên cứu chức năng luận, và thứ hai là nghiên cứu bản chất luận của tôn giáo. Bạn đọc Việt Nam hẳn đã quen thuộc với nghiên cứu tôn giáo theo chức năng, như động lực tâm lý của những tín ngưỡng tôn giáo của Max Weber, chức năng xã hội của tôn giáo của Émile Durkheim, vai trò của tôn giáo trong các xã hội tiền tư bản và tư bản của Karl Marx. Nghiên cứu bản chất của tôn giáo tập trung vào nội dung của tôn giáo và ý nghĩa của nó với những đại diện tiêu biểu như Edward Tylor, James Frazer, Sigmund Freud, Erich Fromm, và Mircea Eliade - tác giả của cuốn sách bạn đang có trên tay này.

Mircea Eliade sinh ngày 9 tháng 3 năm 1907 tại Bucharest, Rumani. Ông tốt nghiệp khoa triết học, trường Đại học Bucharest. Từ năm 1928 đến năm 1932 ông chuyển đến Đại học Calcutta, Ấn Độ để góp phần mở rộng thứ triết học “sở tại” mà ông lĩnh hội được từ nền giáo dục châu Âu. Chính thời gian nghiên cứu tích lũy tại đây đã góp phần giúp ông hoàn thành luận án tiến sĩ của mình về Yoga, sau này được xuất bản với nhan đề Yoga: Essai sur les origines de la mystique Indienne (Yoga: Tiểu luận về nguồn gốc thần bí của Ấn Độ) vào năm 1933, cũng chính là công trình nghiên cứu đầu tay của ông. Sau khi có bằng tiến sĩ, ông giảng dạy tại trường Đại học Bucharest, và sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thì ông chuyển sang giảng dạy tôn giáo học so sánh tại đại học Sorbonne ở Paris, Pháp. Từ 1957, Eliade là giáo sư về lịch sử các tôn giáo tại trường Đại học Chicago, Mỹ và là người khởi xướng hai tạp chí khoa học History of Religions (Lịch sử của các tôn giáo) và The Journal of Religion (Tạp chí tôn giáo), đồng thời giữ vai trò chủ biên tác phẩm Bách khoa toàn thư về tôn giáo của Macmillan. Ông qua đời ngày 22 tháng 4 năm 1986 tại Mỹ.

Eliade để lại một kho tàng đồ sộ các công trình học thuật cũng như các sáng tác tiểu thuyết, và chúng hiện vẫn còn có giá trị to lớn cho tới ngày nay. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể tới như Hình ảnh và biểu tượng (1952), Vũ trụ và lịch sử: Huyền thoại về sự hồi quy vĩnh cửu (1949), Những mô thức của lễ nhập môn (1958), Cái thiêng và cái phàm (1957)…. Traité d'histoire des religions (tựa tiếng Anh: Patterns in Comparative Religion - Các mô thức trong tôn giáo so sánh) được Eliade viết trong giai đoạn giảng dạy ở Paris (năm 1949), đánh dấu sự xuất hiện của ông trong nền học thuật thế giới với tư cách là một học giả lớn về nghiên cứu tôn giáo. Tác phẩm tiêu biểu trên thể hiện đầy đủ tư tưởng và cách tiếp cận đối với tôn giáo của Mircea Eliade.

Từ sự hỗn tạp của những biểu tượng, thần thoại, nghi lễ và những tư tưởng tôn giáo trên thế giới, Eliade đã dựng nên một bức tranh tầm vóc về mối quan hệ mật thiết giữa con người và thần thánh, trải dài hàng nghìn năm. Trước ông, để nghiên cứu về lịch sử các tôn giáo, người ta thường cố gắng nắm bắt chúng thông qua các tôn giáo lớn như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, mà đôi khi bỏ qua những tôn giáo cổ sơ, những tín ngưỡng bản địa nguyên thủy, và nghiên cứu chúng theo một diễn trình lịch sử tuần tự. Còn đối với Eliade, thay vì nghiên cứu lịch đại, tuân thủ nguyên tắc niên biểu cứng nhắc, ông nghiên cứu đồng đại với sự so sánh (so sánh mô thức giữa các tôn giáo) trên một phạm vi rộng lớn. Eliade nghiên cứu đa dạng từ các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa, Hy - La cho tới các vùng văn hóa như châu Phi, châu Úc (Australia và New Zealand), Indonesia, Bắc cực, các tộc người như người Iroquois, người Esquimo, Polynésian, Melanesian, tộc Khond…

Cách tiếp cận về tôn giáo của Mircea Eliade có sự tương đồng và kế thừa mạnh mẽ từ hiện tượng học của Martin Heidegger, sự phân biệt tư duy ma thuật và tư duy tôn giáo của James Frazer và đặc biệt là trải nghiệm tôn giáo của Rudolf Otto. Hiện tượng học chính là xương sống trong cách tiếp cận tôn giáo của Mircea Eliade, khi ông coi tôn giáo là một thứ đặc biệt và tự phát, không thể định đoán dựa trên phương diện lịch sử, xã hội, kinh tế, tâm lý hay các hiện tượng phi tôn giáo đơn thuần. Đối tượng nghiên cứu của Eliade là linh hiển (hierophant - sự biểu hiện của tính thiêng trong thế giới), mà như Eliade đã viết “chúng tôi tránh không nghiên cứu những hiện tượng tôn giáo trong bối cảnh lịch sử của chúng, mà chỉ hạn chế ở việc xem xét trong bản thân hiện tượng tôn giáo, để hiểu được chúng với tư cách là những linh hiển”. Có nghĩa là, lịch sử (hay nguồn gốc) của các dòng tôn giáo ở đây, được truy nguyên từ sự phát lộ của những linh hiển.

Điểm tiến bộ trong nghiên cứu tôn giáo của Eliade còn ở chỗ các nhà nghiên cứu tôn giáo trước Eliade như Herbert Spencer, Tylor, Lévy-Bruhl, Frazer và Durkheim, những học giả theo trường phái tiến hóa luận, đã không rõ ràng, thậm chí bỏ qua bản chất lịch sử của các hiện tượng tôn giáo; còn đối với Eliade, ông tập trung vào nó. Và cách tiếp cận trong nghiên cứu tôn giáo của họ thường không liên quan tới lịch sử, một cách tiếp cận mà Eliade thường xuyên phê phán. Việc quá trung thành với tiến hóa luận dẫn đến một xu hướng ở các học giả trước Eliade quy giản nguồn gốc của tôn giáo tới một hiện tượng nào đó cụ thể, ví dụ như Spencer thì cho rằng linh hồn những người đã khuất hóa thân thành các đấng tối thượng; hoặc Tylor coi hồn linh luận (animism) là nền tảng của tôn giáo (Văn hóa nguyên thủy - Primitive Culture, 1871); quan điểm của Frazer cho rằng tôn giáo hình thành từ ma thuật (Cành vàng - The Golden Bough, 1890). Ngoài việc tối giản nguồn gốc của tôn giáo, Spencer, Tylor và Frazer còn nhìn nhận hiện tượng và hoạt động tôn giáo như một hiện tượng tự nhiên hình thành từ lý trí của con người chứ không phải là sự can thiệp siêu nhiên.Eliade cũng nhận thấy một bản chất phức tạp của việc lệ thuộc vào các hệ hình khoa học được thể hiện qua ba vấn đề thường gặp phải trong nghiên cứu tôn giáo: việc sử dụng các mô hình nghiên cứu bất hợp lý; lạm dụng các nguồn dữ liệu sơ cấp; và quá coi trọng duy lý, như ở Tylor, Lévy-Bruhl và Weber. Nói khác, việc nghiên cứu tôn giáo nói riêng hay các lĩnh vực khoa học nhân văn nói chung không thể áp dụng một cách cứng nhắc các mô hình nghiên cứu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là những mô hình vay mượn từ vật lý học, mà thay vào đó phải nghiên cứu bằng kinh nghiệm, giải mã và thông hiểu vô vàn các thông điệp của quá khứ, trong lịch sử các tôn giáo.

Một điểm nổi bật khác trong nghiên cứu của Eliade nằm ở khả năng hệ thống hóa và khái quát hóa cao của ông. Không đi quá sâu vào những mô tả dân tộc học hay phong tục học về nghi thức, thay vào đó ông trình bày các dẫn chứng đa dạng một cách có hệ thống và qua một cái nhìn tổng thể. Có thể nói, cách tiếp cận của Eliade đã chạm tới cấp độ tôn giáo biểu tượng. Eliade khái quát hóa tính thiêng thông qua hệ thống các linh hiển theo các mức độ khác nhau (thiên thể, mặt trời, mặt trăng, nước, đá thiêng, đất, cây cỏ…) hay theo đặc điểm bản chất (linh hiển sinh học, linh hiển địa phương, thần thoại và biểu tượng) và mối quan hệ của chúng với các hiện tượng tôn giáo (trải nghiệm tôn giáo) của con người. Xuyên suốt tác phẩm, bạn đọc sẽ gặp đi gặp lại những dẫn chứng được đan xen lồng ghép vào nhau, để chứng minh sự giao thoa giữa các linh hiển (cây cỏ và nước, mặt trăng và rắn). Những phát hiện về các mô thức phổ biến trong truyền thống tôn giáo của Eliade đều dựa trên một cơ sở lý thuyết - ông cho rằng có một hệ thống biểu tượng cốt yếu, cố kết, và phổ biến làm cơ sở cho việc giải thích các ý nghĩa tôn giáo. Bằng cách này, ông tránh khỏi những nhầm lẫn phổ biến về trải nghiệm tôn giáo được định nghĩa bởi những sáng tạo trong tiềm thức của cá nhân quá hạn hẹp. Như đã đề cập ở trên, phương pháp của Eliade khắc phục mối lo ngại thực chứng đối với tư duy siêu hình trở thành một cản trở đối với việc lĩnh hội được bản chất của tôn giáo, đồng thời ông tạo ra một phép loại suy giữa phương pháp khoa học và trí tưởng tượng của con người vượt ra ngoài quá trình tư duy lôgic.

 

Phạm Minh Quân

 

Lời người dịch

Tựa của Georges Dumézil. 9

Lời nói đầu của tác giả... 19

Chương một: NHỮNG PHỎNG ĐOÁN VỀ CẤU TRÚC
VÀ HÌNH THÁI HỌC CÁI THIÊNG
.... 25

Chương hai: THỜI CÁC THẦN OURANIÊN CÁC NGHI THỨC
VÀ CÁC BIỂU TƯỢNG THIÊN THỂ TÍNH
..... 65

Chương ba: MẶT TRỜI VÀ SỰ THỜ CÚNG MẶT TRỜI. 147

Chương bốn: MẶT TRĂNG VÀ THẦN BÍ NGUYỆT TÍNH..... 177

Chương năm: NƯỚC VÀ PHÉP BIỂU TƯỢNG VỀ NƯỚC.... 211

Chương sáu: ĐÁ THIÊNG: HIỆN THÂN, DẤU HIỆU
VÀ HÌNH THỨC
.... 237

Chương bảy: ĐẤT, ĐÀN BÀ VÀ SỰ PHỒN THỰC.... 259

Chương tám: CÂY CỎ, BIỂU TƯỢNG VÀ NGHI LỄ
CỦA SỰ ĐỔI MỚI
. 285

Chương chín: NÔNG NGHIỆP VÀ VIỆC THỜ CÚNG SỰ MẦU MỠ.... 361

Chương mười: KHÔNG GIAN THIÊNG ĐỀN ĐÀI, CUNG ĐIỆN,
“TRUNG TÂM THẾ GIỚI”
... 399

Chương mười một: THỜI GIAN THIÊNG VÀ HUYỀN THOẠI
VỀ SỰ TRỞ VỀ VĨNH CỬU
.... 421

Chương mười hai: HÌNH THÁI HỌC VÀ CHỨC NĂNG
CỦA CÁC HUYỀN THOẠI
. 447

Chương mười ba: CẤU TRÚC CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG

NHỮNG KẾT LUẬN..... 501

LỜI CUỐI SÁCH

 

Lời người dịch

Tựa của Georges Dumézil. 9

Lời nói đầu của tác giả... 19

Chương một: NHỮNG PHỎNG ĐOÁN VỀ CẤU TRÚC
VÀ HÌNH THÁI HỌC CÁI THIÊNG
.... 25

Chương hai: THỜI CÁC THẦN OURANIÊN CÁC NGHI THỨC
VÀ CÁC BIỂU TƯỢNG THIÊN THỂ TÍNH
..... 65

Chương ba: MẶT TRỜI VÀ SỰ THỜ CÚNG MẶT TRỜI. 147

Chương bốn: MẶT TRĂNG VÀ THẦN BÍ NGUYỆT TÍNH..... 177

Chương năm: NƯỚC VÀ PHÉP BIỂU TƯỢNG VỀ NƯỚC.... 211

Chương sáu: ĐÁ THIÊNG: HIỆN THÂN, DẤU HIỆU
VÀ HÌNH THỨC
.... 237

Chương bảy: ĐẤT, ĐÀN BÀ VÀ SỰ PHỒN THỰC.... 259

Chương tám: CÂY CỎ, BIỂU TƯỢNG VÀ NGHI LỄ
CỦA SỰ ĐỔI MỚI
. 285

Chương chín: NÔNG NGHIỆP VÀ VIỆC THỜ CÚNG SỰ MẦU MỠ.... 361

Chương mười: KHÔNG GIAN THIÊNG ĐỀN ĐÀI, CUNG ĐIỆN,
“TRUNG TÂM THẾ GIỚI”
... 399

Chương mười một: THỜI GIAN THIÊNG VÀ HUYỀN THOẠI
VỀ SỰ TRỞ VỀ VĨNH CỬU
.... 421

Chương mười hai: HÌNH THÁI HỌC VÀ CHỨC NĂNG
CỦA CÁC HUYỀN THOẠI
. 447

Chương mười ba: CẤU TRÚC CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG

NHỮNG KẾT LUẬN..... 501

LỜI CUỐI SÁCH

 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo