Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

TS Nguyễn Hữu Liêm: Biên cương mới trong triết học Mỹ | Salon văn hóa Cà phê thứ bảy

22/06/2020

Triết học Hoa Kỳ đang ở đâu?
Sau cơn say triết học ngôn ngữ, triết học Hoa Kỳ đang cố gắng tìm ra một con lộ mới, một nguồn hứng khởi mới cho các thế hệ sinh viên triết kế tiếp. Các phân khoa triết của hầu hết đại học Mỹ không còn chấp nhận các trường phái triết học lục địa Âu châu như Hegel, hiện sinh, giải cấu trúc… vì nhiều lý do, từ nội dung đến phương pháp luận. Triết học cổ điển Hy lạp, Kant, Husserl, đạo đức học… đã trở nên những đề tài nhàm chán. 

TS Nguyễn Hữu Liêm: Biên cương mới trong triết học Mỹ | Salon văn hóa Cà phê thứ bảy

Nguyễn Hữu Liêm là giáo sư triết tại San Jose City College. Đến Mỹ năm 1975 sau ngày 30/4, Nguyễn Hữu Liêm đi học cử nhân kinh tế nông nghiệp, rồi học thạc sĩ về quản lý công (ĐH Texas). Về California công tác, ông tiếp tục đi học luật. Nguyễn Hữu Liêm tốt nghiệp tiến sĩ luật khoa năm 1987 tại University of California, Hastings College of the Law, là chủ một hãng luật tư nhân tại Mỹ. Vẫn không dừng lại, Nguyễn Hữu Liêm tiếp tục trở lại trường ĐH, lấy bằng thạc sĩ triết học tại San Jose State University, tiến sĩ triết học tại California Institute for Integral Studies.

Triết học Hoa Kỳ đang ở đâu? Sau cơn say triết học ngôn ngữ, triết học Hoa Kỳ đang cố gắng tìm ra một con lộ mới, một nguồn hứng khởi mới cho các thế hệ sinh viên triết kế tiếp. Các phân khoa triết của hầu hết đại học Mỹ không còn chấp nhận các trường phái triết học lục địa Âu châu như Hegel, hiện sinh, giải cấu trúc… vì nhiều lý do, từ nội dung đến phương pháp luận. Triết học cổ điển Hy lạp, Kant, Husserl, đạo đức học… đã trở nên những đề tài nhàm chán. Duy chỉ có một đề mục mà triết học Hoa kỳ, cả về siêu hình học lẫn tri thức học, vẫn đang còn bối rối tìm ra một lối thoát, một câu trả lời thích đáng cho câu hỏi. 

Ý thức (consciousness) là gì? Từ Nagel, Chalmers, đến Wilber… các triết gia Mỹ vẫn đang muốn vượt ra khỏi sự bế tắc hiện nay của môn học triết học tư duy (philosophy of mind). Đặc biệt là Wilber, một triết gia Mỹ nổi tiếng hiện nay, muốn đem tri thức học siêu hình để tìm sinh lộ cho bộ môn này. Wilber muốn tổng hợp huyền nhiệm học, nhất là của Ấn Độ giáo và Phật giáo, cùng với các nghiên cứu khoa học thực nghiệm về tâm lý học tiến hóa Âu Mỹ, để khai mở một sinh lộ mới, gọi là “integral philosophy” (triết học dung hợp). Vậy triết học dung hợp là gì? Liệu trường phái này có được chấp nhận bởi các đại học Hoa Kỳ, hay chỉ là một con lộ đơn độc thuộc về tôn giáo học hay tiến hóa học? Diễn giả sẽ phác họa nội dung và nguyên lý cơ bản của biên cương triết học mới nói trên.

viết bình luận của bạn

zalo