Thư từ và nhật ký: Những cuộc hạnh ngộ của những bộ óc lớn trong lịch sử.
03/08/2020
By Ian Irvine
Nguồn Prospect Magazine
Ludwig Wittgenstein mới 22 tuổi, đến Cambridge nghiên cứu triết học dưới sự hướng dẫn của Bertrand Russell lúc bấy giờ ở tuổi 39: Chỉ trong vài tuần, Russell đã nhận thấy rằng Wittgenstein là một thiên tài. Ảnh: Prospect tổng hợp
1812
Beethoven and Goethe gặp nhau vào mùa hè ở spa thời trang Bohemian thuộc Teplice (Cộng hòa Séc). Nhà soạn nhạc lúc bấy giờ 41 tuổi, còn nhà thơ ở tuổi 62. Beethoven sau đó đã thổ lộ: “Nhẫn nại với tôi biết nhường nào người đàn ông vĩ đại ! Anh đã khiến tôi hạnh phúc biết nhường nào ! Tôi muốn chết, vâng, chết mười lần vì anh - Goethe.”
Goethe sau đó đã viết cho vợ của ông rằng: “Anh chưa bao giờ thấy (thằng cha) nghệ sĩ nào mà rất tự lập, tràn đầy năng lượng và nhiệt tình như thế”. Nhưng không lâu sau đó ông viết thư cho một người bạn: “ Tài năng của anh ấy làm tôi kinh ngạc, tuy nhiên, buồn thay, anh ta có một tính cách chưa được thuần hóa hoàn toàn, không sai khi nghĩ rằng thế giới này đáng ghét, nhưng cũng khó làm cho nó có nhiều niềm vui cho anh ta hay cho ai đó khác vì thái độ của anh ta. Nhưng anh ta phải thể hiện được sự tha thứ và lòng trắc ẩn, vì anh ta đã mất sự lắng nghe, điều đó ảnh hưởng đến phần xã hội trong bản chất của anh ta nhiều hơn là phần âm nhạc”.
1911
Lúc đó Ludwig Wittgenstein mới 22 tuổi, đang nghiên cứu triết học ở Cambridge dưới sự hướng dẫn của Bertrand Russell ở tuổi 39: Chỉ trong vài tuần, Russell đã nhận thấy rằng Wittgenstein là một thiên tài: “Vài quan điểm ban đầu của anh ta (Witt) đã tạo nên những quyết định khó khăn (với Russell). Chẳng hạn, anh ta khư khư quan điểm của mình khiến tất cả các mệnh đề về tồn tại đều vô nghĩa. Đây là giảng đường, và tôi mời anh vào để xem xét mệnh đề: “Hiện tại không có con hà mã nào trong này”. Khi anh ta từ chối tin điều này, tôi nhìn xuống dưới tất cả cái bàn mà không thấy một ai, nhưng anh ta vẫn không chịu thuyết phục”.
Về phần mình, Wittgenstein sau đó đã nói với bạn của anh ta là David Pinsent rằng sự khích lệ của Russell đã cứu rỗi anh ta, chấm dứt 9 năm cô đơn và đau khổ khi phải liên tục nghĩ về việc tự tử.
1938
Salvador Dalí ở tuổi 34 thăm ông già Sigmund Freud lúc bấy giờ là 82 tuổi ở Hampstead, London: Không lâu sau đó, Đức Quốc xã chiếm đóng Viên (Áo), Dalí đã phác họa lại chân dung Freud. Dalí là người hâm mộ cuồng nhiệt Freud sau khi đọc tác phẩm Diễn giải giấc mơ (The Interpretation of Dreams). Freud thốt lên: “Cậu ta như một kẻ cuồng tín. Tôi tự hỏi thầm không biết họ có cuộc nội chiến nào ở Tây Ban Nha nếu họ cũng như thế”.
Salvador Dalí là một họa sĩ Tây Ban Nha có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 với phong cách siêu thực. Ảnh: https://www.barcelona.de/en/salvador-dali.html
Dalí nhớ lại cuộc gặp như một trải nghiệm quan trọng nhất của đời mình. Bất cứ khi nào có thể, anh ta đều khoe rằng mình đã buộc ông tổ của phân tâm học phải xem xét lại toàn bộ quan điểm của anh ta về chủ nghĩa siêu thực (surrealism).