Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Khoa học cơ bản và tương lai nước Nga - Kỳ 2

22/07/2020

Đào Tiến Khoa dịch từ nguyên bản tiếng Nga: 

http://a-starinets.livejournal.com/

Nguồn: Tạp chí Tia Sáng 

Khoa học cơ bản và tương lai nước Nga - Kỳ 2

(Những phản hồi chính thức của lãnh đạo Liên bang Nga sau thư ngỏ của hơn 200 nhà khoa học Nga gửi Tổng thống D.A. Medvedev và Thủ tướng V.V. Putin)

 

Nhóm các nhà khoa học trẻ được trao tài trợ cho Ngày Khoa học Nga ở Bashkortostan

 

Giới thiệu của người dịch:

Trong vòng 2 tháng sau khi nhận được bức thư ngỏ của các nhà khoa học Nga gửi tới lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước. Tổng thống D.A. Medvedev, Thủ tướng V.V Putin và các lãnh đạo cao cấp khác của chính phủ Nga đã có phản hồi nhanh chóng cùng những tuyên bố quan trọng về kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của Liên bang Nga trong những năm tới. Chúng tôi xin trích giới thiệu dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo.

----------------------

Nội dung

1) Ngày 07/10/2009, Tổng thống Medvedev đã chỉ thị cho các cơ quan hữu quan nghiên cứu đề nghị của các nhà khoa học Nga trong bức thư ngỏ.

(http://www.rian.ru/science/20091007/187863370.html )

2) Ngày 19/10/2009, Tổng thống D.A. Medvedev tuyên bố: “Tôi đã làm quen với nội dung chi tiết của bức thư…”. (http://news.kremlin.ru/transcripts/577
 
3) Ngày 07/11/2009, Tổng thống Medvedev khẳng định ông ủng hộ việc sử dụng chỉ số trích dẫn của các công trình khoa học đã công bố để đánh giá hiệu quả công việc của các nhà khoa học. (http://www.polit.ru/science/2009/11/07/medvedev.html)

4) Đặc biệt, ngày 12/11/2009  Tổng thống Medvedev đọc thông điệp trong cuộc họp Liên bang đề cập tới chủ trương phát triển khoa học và công nghệ. 

(http://news.kremlin.ru/transcripts/5979 )  

“Chúng ta sẽ tạo lập một môi trường với những điều kiện khoa học thuận lợi cho việc thực hiện trong nước Nga những dự án nghiên cứu và triển khai (NCTK) tầm cỡ thế giới. Nhà bác học Pháp Luis Pasteur đã có lần chia sẻ rất tâm huyết: Khoa học phải là sự hiện thân cao quý nhất của Tổ quốc bởi vì trong tất cả các dân tộc trên thế giới này vị trí đứng đầu luôn thuộc về ai đi tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ và lao động tri thức... Đây thực sự là những lời tiên tri tuyệt vời.     
Dân tộc ta đã từng có nhi
ều nhân tài với khả năng sáng tạo đem lại tiến bộ và thực hiện những phát minh mới. Chính họ là những con người góp phần tạo rạ nền tảng của thế giới tri thức phát triển và chúng ta phải làm tất cả để những chuyên gia này thực sự quan tâm đến việc trở về làm việc ngay trong đất nước quê hương của mình. Do đó chúng ta phải có được một cơ chế vận hành thường xuyên để hỗ trợ và hấp dẫn được các nhà khoa học giỏi gốc Nga, các chuyên gia nước ngoài cũng như các nhà kinh doanh có kinh nghiệm thương mại hóa những kết quả NCTK đến làm việc ở nước Nga. Rõ ràng đây không phải là một công việc đơn giản. Các thủ tục để công nhận học vị khoa học, bằng tốt nghiệp đại học cấp bởi các trường đại học nổi tiếng thế giới cũng như các quy định hành chính trong việc tiếp nhận các chuyên gia ngoại quốc vào nước Nga làm việc phải được đơn giản hóa. Thị thực cho các chuyên gia ngoại quốc này phải được cấp nhanh chóng và cho một thời gian cư trú dài hạn, đơn giản vì chúng ta cần đến họ chứ không phải ngược lại.  
Nhân đây tôi muốn nói rằng nhiều người đ
ã gửi phản hồi về bài báo của tôi và nhấn mạnh rằng các nhà khoa học đồng bào của chúng ta hiện đang làm việc ở nước ngoài hoàn toàn có thể tập hợp thành một lực lượng đáng kể trong hiệp hội chuyên gia tư vấn và giúp đỡ chuyên môn ở trình độ quốc tế cho các dự án khoa học và công nghệ của nước Nga, và một khi các điều kiện cần thiết có được đầy đủ thì họ có thể quay trở về đất nước. 
Tôi đề nghị Chính phủ phải có trách nhi
ệm tăng cường việc tài trợ dưới dạng dự án cho các hoạt động NCTK công nghệ mới nhất trên cơ sở cạnh tranh công khai. Các cơ quan đầu tư phát triển của nhà nước phải tìm tòi và lựa chọn được những dự án có nhiều triển vọng trên toàn bộ lãnh thổ đất nước để cung cấp hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp sản xuất thử nghiệm bao gồm cả những doanh nghiệp nhỏ vừa được thành lập tại các trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật. Tất nhiên, các rủi ro của quá trình này phải được tìm cách chia sẻ cùng với các nhà đầu tư tư nhân.  

Vấn đề này đang được đồng bào trong nước bàn luận nhiều. Thí dụ, gần đây có ý kiến đề nghị từ vùng Altai là phải thành lập ngay trong các trường đại học hiện đại những cơ sở “kinh doanh thử”. Đây là một trong những đề nghị đã được khuyến cáo từ những năm trước và chính tại những cơ sở như vậy các cử nhân, kỹ sư tương lai sẽ học được cách áp dụng những ý tưởng phát minh kỹ thuật của mình ngay vào các dự án kinh doanh, sản xuất thử có lãi. Tôi cho rằng những ý tưởng như vậy xứng đáng mọi sự hỗ trợ và khuyến khích.     

Tôi nhấn mạnh rằng, không chỉ quốc gia mà tất cả các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước phải tham gia vào việc xây dựng các đơn đặt hàng thăm dò đối với các kết quả NCTK của những dự án như vậy. Đúng hơn, đây là trách nhiệm xã hội của các công ty tư nhân. Ngoài ra, một phần lớn các dự án này phải được kiểm định chuyên môn quốc tế và thực hiện trong sự hợp tác kinh doanh với các đối tác quốc tế.

Chậm nhất là Quý I sang năm, Chính phủ phải ra được những quyết định về tổ chức hành chính và ngân sách đảm bảo việc thực thi các nhiệm vụ trên. Tôi nhấn mạnh rằng việc phân kinh phí ngân sách nhà nước cho những mục tiêu này đặc biệt phải tính đến những ưu tiên mà chúng ta đã lựa chọn cho công cuộc phát triển khoa học kỹ thuật. 

Cuối cùng, chúng ta cần hoàn thành công việc nghiên cứu độ khả thi của đề nghị xây dựng trong lãnh thổ Liên bang Nga một trung tâm NCTK lớn tầm cỡ thế giới, tập trung các hoạt động nghiên cứu theo tất cả các hướng ưu tiên của phát triển khoa học kỹ thuật, tôi nhấn mạnh là tất cả các hướng. Cụ thể đây phải là những trung tâm công nghệ hiện đại, mong muốn được như thung lũng Silicon hoặc các trung tâm khoa học công nghệ tiền tiến tương tự khác trên thế giới. Trong khuôn khổ dự án này, các điều kiện sống và làm việc hấp dẫn nhất sẽ được đảm bảo cho các bác học đầu ngành, các công trình sư, kỹ sư thiết kế, chuyên gia lập trình,  quản lý dự án cùng các nhà đầu tư… Những sản phẩm khoa học công nghệ tương lai của trung tâm phải ở tầm cạnh tranh cao nhất trên thị trường công nghệ hiện đại của thế giới.”

5) Tại phiên họp toàn thể của Đại hội lần thứ XI Đảng Nga thống nhất diễn ra ngày 21/11/2009  Thủ tướng V.V. Putin cũng đã đọc báo cáo trong đó có nhấn mạnh tới vai trò của khoa học và giáo dục đối với tương lai của nước Nga (http://www.edinros.ru/text.shtml)

“Một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng ta là khoa học và giáo dục. Tuy nhiên, rất tiếc phải công nhận rằng nhiều trường đại học và trung tâm khoa học nổi tiếng của đất nước chúng ta hiện vẫn còn lạc hậu nhiều so với các cơ sở tiên phong trên thế giới về hạ tầng cơ sở và trang bị kỹ thuật. Những kết quả nghiên cứu đột phá cũng như sự hiện diện của các trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại nhất vẫn chỉ là một vài thí dụ đặc biệt. 
Chúng ta đã bắt đầu
các công việc hệ thống để hiện đại hóa lĩnh vực nghiên cứu khoa học (NCKH), bao gồm cả NCKH trong các trường đại học. Ở đây chúng ta cũng cần hướng tới sự hỗ trợ cũng như tập hợp được tất cả những tri thức sáng tạo tiên tiến nhất.

Trong những ngày qua Chính phủ đã thông qua một chương trình thành lập trong thời gian 5 năm tới 14 trường đại học chuyên sâu NCKH với tổng kinh phí gần 50 tỷ rúp (tỷ giá hiện nay 1 USD đổi được gần 30 rúp, ND). Trong đó ít nhất một nửa được chi từ ngân sách Liên bang.

Sau khi đánh giá những nguồn dự trữ đang có, chỉ cách đây 2-3 ngày chúng tôi đã đi đến kết luận là cần phải thực hiện tiếp một số bước bổ sung cho chương trình này.

Vì vậy, tôi đề nghị là sẽ hợp lý hơn nếu chúng ta chi bổ sung trong 3 năm tới thêm 90 tỷ rúp nữa để hỗ trợ các trường đại học đầu ngành của đất nước, tức là khoảng 30 tỷ rúp mỗi năm.  

Những kinh phí này sẽ được chi để nâng cấp hạ tầng cơ sở NCKH cùng các phòng thí nghiệm đang có, chi cho các chương trình trao đổi khoa học để thu hút được sự tham gia giảng dạy và NCKH của các nhà khoa học đầu ngành, kể cả các nhà khoa học Nga đang làm việc ở nước ngoài. Đối với Bộ khoa học và giáo dục, đây là một nhiệm vụ bổ sung: cần xây dựng được trình tự giải ngân cho chương trình này với sự lựa chọn thích đáng các cơ sở giáo dục đại học và NCKH tương ứng.

Kết quả là các trường đại học chuyên sâu NCKH như vậy sẽ phải đạt được các vị trí dẫn đầu theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng (ranking) giáo dục đại học và NCKH quốc tế và đồng thời trở thành những cơ sở mắt xích quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống phát triển và đổi mới khoa học công nghệ quốc gia.

Chúng ta cũng sẽ tiếp tục các công việc tiến hành xây dựng những trung tâm NCKH hùng mạnh của đất nước có đủ khả năng cạnh tranh quốc tế. Một trong những trung tâm như vậy đã được hình thành cách đây không lâu trên cơ sở Viện năng lượng nguyên tử Kurchatov. Tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có đủ khả năng để hỗ trợ phát triển trung tâm này với kinh phí 10 tỷ rúp trong 3 năm tới, để cho tất cả thấy rằng việc thành lập một trung tâm NCKH tiên tiến như vậy không chỉ đơn giản trên các thủ tục tổ chức hành chính mà còn thực sự được nhà nước hỗ trợ.”

 

zalo