Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Combo 3 Cuốn Sách Triết học Phương Tây - Gilles Deleuze, Y.K.Melville, Karl Lowith

818.000₫ 963.000₫
Tình trạng: Còn 500 sản phẩm có sẵn.
0971 998 312

Combo 3 Cuốn Sách Triết học Phương Tây - Gilles Deleuze, Y.K.Melville, Karl Lowith

1. Học Thuyết Bergson

“Dẫu sao thì Bergson cũng không thuộc về những triết gia gắn triết học với sự minh triết và cân bằng của riêng con người. Khai mở ta với cái phi nhân và với cái siêu nhân (những thời tục cao hơn hay thấp hơn thời tục của ta…), vượt qua thân phận con người, đó mới là ý nghĩa của triết học, dẫu cho thân phận kết án ta phải sống giữa những hỗn hợp bị phân tích sai, và dù bản thân ta là một hỗn hợp bị phân tích sai.” (Chương I)

Gilles Deleuze (1925-1995) là một trong những tác giả hậu hiện đại quan trọng nhất trong thế kỉ XX. Ông phát triển một triết học về sự trở thành, giải cấu trúc và phê phán quyền lực. Các nghiên cứu của ông có ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy hậu hiện đại nói chung, bao gồm cả văn học, chính trị, điện ảnh, tâm lý học.

“Học Thuyết Bergson” khảo cứu hệ tư tưởng của triết gia quan trọng người Pháp vào đầu thế kỉ XX, Henri Bergson. Bergson đã đưa ra một cách hiểu hoàn toàn đột phá về vấn đề thời gian, khái niệm mà ông gọi là thời tục (la durée). Thời tục phân biệt với thời gian khách quan xét như là trải nghiệm trực tiếp của ý thức, mà không phải là một loại thời gian đã bị nhuộm màu trí tuệ, tức là một thời gian đã bị không gian hóa. Qua đó Bergson thiết lập thời tục như cái cơ chất mang tính bản thể của thực tại.

Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn đến các lý thuyết về sự sống, triết học tinh thần và mở rộng ra các ngành tâm lý học, sinh học, khoa học tự nhiên và nghệ thuật. Song hành với các bước tiến của khoa học hiện đại trong việc khảo sát không-thời gian, Bergson đã mong muốn xây dựng một siêu hình học bổ khuyết cho nền khoa học này. Cuối cùng, khảo luận này của Deleuze, vốn được cho là một trong những diễn giải quan trọng nhất về Bergson, đã góp phần khơi lại các quan tâm nghiên cứu về Bergson vào cuối thế kỉ XX, đồng thời cũng cung cấp một cách hiểu về chính tư tưởng của Deleuze.

Quyển sách trình bày theo trình tự: phương pháp trực giác, nối tiếp ba khái niệm chủ đạo (thời tục, kí ức và đà sống) bao quát cả hệ thống trong hơn một trăm trang. Qua đó Deleuze nhấn mạnh tính thống nhất và chỉ ra quan hệ giữa các chặng đường này. Trước một văn bản quá ẩn ước và cô đọng như vậy, người dịch có viết thêm các phần chú giải thêm cho từng chương.

2. Các vấn đề triết học phương Tây hiện đại

Từ nửa đầu thế kỷ XIX trong triết học phương Tây đã diễn ra quá trình chuyển từ hình thức tư duy cổ điển sang hình thức tư duy phi cổ điển, với việc đánh giá lại hàng loạt vấn đề truyền thống, xuất phát từ Hy Lạp cổ đại. Tại Đức A. Schopenhauer (1788 - 1860) thách thức thần tượng Hegel, mong muốn khắc phục tính chất phiến diện của “huyền thoại về lý trí” bằng việc xây dựng “huyền thoại về ý chí”. Tác phẩm “Thế giới như ý chí và biểu tượng” (1818) là tuyên ngôn triết học của ông. Tại Pháp A. Comte (1798 - 1857), vốn là thư ký và người cộng sự của C.H. Saint Simon tuyên bố về một thứ triết học mới - triết học thực chứng nghiệm, hay chủ nghĩa thực chứng, đòi hỏi kiểm chứng tính đúng đắn của tri thức bằng công cụ khoa học, tìm kiếm con đường thứ ba nhằm vượt qua tính chất “siêu hình” của cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm.

Tôn giáo tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống xã hội, nhưng những hình thức triết lý của nó được cải biên cho phù hợp hơn với hòan cảnh lịch sử mới. Năm 1879, dưới sự bảo trợ  của Vatican, chủ nghĩa Thomas mới ra đời, mở đầu cho quá trình hình thành khuynh hướng tôn giáo – thần học trong triết học phương Tây thế kỷ XX. Các khuynh hướng thực chứng – khoa học, nhân bản – phi duy lý, tôn giáo – thần học, cùng với các trường phái thiên về đạo đức, chính trị - xã hội, văn hóa đan xen nhau, tạo nên bức tranh tư tưởng sinh động, phong phú, phức tạp và đầy mâu thuẫn.

Đối với triết học thế kỷ XX–XXI, sự phong phú của các khuynh hướng, các trào lưu đã làm nổi bật hình ảnh của không gian tư tưởng luôn được thôi thúc bởi những tiếng nói mới, lấy cảm hứng từ thực tiễn biến đổi nhanh chóng của xã hội. Lịch sử triết học phương Tây hiện đại là kịch trường của tư tưởng, mà mọi nỗ lực sắp xếp các lớp diễn, các nhân vật một cách trật tự không thể đạt được kết quả trọn vẹn.

Trên cơ sở tìm hiểu các nguồn tài liệu, các công trình đã công bố, nhất là cuốn “Giáo trình triết học phương Tây hiện đại”[1] và cuốn “Triết học chính trị phương Tây hiện đại – giá trị và ý nghĩa”[2] chúng tôi giới thiệu cuốn “Các vấn đề triết học phương Tây hiện đại” nhằm góp phần làm rõ hơn các vấn đề cần quan tâm. Cuốn sách gồm bốn phần.

Các phần 1, 2 và 3 biên dịch từ cuốn “Các con đường của triết học tư sản thế kỷ XX" (Nxb Tư tưởng, Moscow, 1983) của Giáo sư, Tiến sĩ triết học Y.K. Melville (Khoa Triết học Đại học Tổng hợp Matxcơva), một trong những tên tuổi có uy tín ở Liên Xô (cũ). Trong cuốn sách này ông không trình bày chi tiết các trường phái và đại biểu của triết học mà phân tích cái cốt lõi nhất, đưa ra những đánh giá riêng của mình về những chuyển biến trong sinh hoạt tinh thần ở các nước phương Tây, nhất là những trăn trở, tìm tòi và khám phá trong mấy thập niên gần đây. Từ lúc cuốn sách của Y.K. Melville ra đời đến nay thế giới đã trải qua nhiều biến đổi, một số nhận định, đánh giá của tác giả về các khuynh hướng, trường phái, triết gia không còn phù hợp, nhưng chất liệu tư tưởng và tính mở của lối phân tích vẫn có giá trị học thuật và tính luận chiến sâu sắc. Hơn thế nữa, ít có công trình về đề tài này hiện đang lưu hành ở nước ta có lối dẫn dắt độc đáo như tác phẩm này. Người đọc có thể nhận thấy điều đó qua những phân tích và đánh giá về triết học sự sống của H. Bergson, chủ nghĩa thực chứng mới của B. Russell và L. Wittgenstein, chủ nghĩa thực dụng của Ch. Peirce, W. James và J. Dewey, chủ nghĩa hiện sinh của K. Jaspers, M. HeideggerJ.P. Sartre, G. Marcel, A. Camus…, chủ nghĩa cấu trúc của C. Lévi-Strauss, M. Foucault, chủ nghĩa duy lý phê phán của K. Popper, chú giải học của G.H. Gadamer, triết học của R. Rorty…

Phần 4 được biên soạn mới, do PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch thực hiện, với sự tham gia của một số tác giả khác. Phần này được rút ra từ cuốn “Giáo trình triết học phương Tây hiện đại” và cuốn “Triết học chính trị phương Tây hiện đại – giá trị và ý nghĩa” như sự tiếp nối các vấn đề mà cuốn “Các con đường của triết học tư sản thế kỷ XX" (Y.K. Melville), do điều kiện lịch sử những năm 80 của thế kỷ trước, chưa được bàn đến. Những trường phái, học thuyết được phân tích trong phần này chủ yếu hướng vào triết học chính trị (chủ nghĩa đa văn hóa, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa Marx mới, trường phái Frankfurt, tương lai học và thuyết kỹ trị,… ), xu hướng vận động của triết học phương Tây từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay.

Hy vọng rằng, cùng với các cuốn sách về triết học phương Tây hiện đại đã được xuất bản, cuốn sách này giúp các nhà nghiên cứu, các độc giả sáng tỏ thêm những điều cần quan tâm.

                              TP. Hồ Chí Minh, tháng 12  năm 2023

                               Đinh Ngọc Thạch -  Phạm Đình Nghiệm


[1] Đinh Ngọc Thạch – Doãn Chính – Trần Quang Thái (đồng Chủ biên), Giáo trình triết học phương Tây hiện đại; Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh, 2019.

[2] Đinh Ngọc Thạch (Chủ biên), Triết học chính trị phương Tây hiện đại – giá trị và ý nghĩa; Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2019.

 

3. Từ Hegel Đến Nietzsche: Cuộc Cách Mạng Tư Tưởng Thế Kỷ XIX - Karl Lowith

"Karl Löwith (1897-1973) cùng với Hannah Arendt, Hans Jonas, và Herbert Marcuse đều là những học trò xuất sắc, và được đào tạo và dẫn dắt bởi một trong những triết gia Đức vĩ đại của thế kỷ XX là Martin Heidegger. Tuy nhiên, Karl Löwith cũng như những người còn lại tìm cách "phủ định" ông thầy của mình không chỉ về mặt chính trị mà cả về mặt triết học. Löwith được xem là một trong những triết gia sung mãn nhất thế kỷ XX, viết hơn 300 tác phẩm, trong đó nổi bật nhất là tác phẩm "Từ Hegel đến Nietzsche" diễn tả sự suy tàn của triết học cổ điển Đức. Cuốn sách làm sống động cái thời đại cùng tư tưởng của những triết gia được liệt vào hàng kinh điển của nước Đức. Hegel nổi lên như người trung gian vĩ đại giữa các mặt đối lập, ông đã cố gắng và có lẽ đã xóa bỏ mọi căng thẳng giữa đức tin và lý trí, khách quan tính và tính chủ quan, cá nhân và nhà nước, lý thuyết và thực tiễn. Những triết gia hậu thế, đặc biệt là Marx và Kierkegaard, đã xé nát những gì Hegel đã vạch ra. Vào thời Nietzsche, thế giới quan của Hegel, cùng hầu hết mọi loại thế giới quan trong quá khứ, bị lung lay tận gốc, do đó Nietzsche buộc phải nỗ lực tái thiết và để rồi kết thúc cái thời đại ấy trong sự điên loạn của ông. Đây là một cuốn triết sử-sử triết kinh điển, đúng như tiêu đề của nó, đã tạo nên cuộc cách mạng tư tưởng thế kỷ 19, rất đáng đọc!"

Cty TNHH Nghiên cứu - Xuất bản - Giáo dục Khai Minh;

Trân trọng giới thiệu./.

 

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo