Sách Khai Minh - Phụng Sự Nhân Sinh

Chúng ta sống bằng ẩn dụ - Metaphors We Live By - George Lakoff & Mark Johnson

183.920₫ 209.000₫
Tình trạng: Còn 91 sản phẩm có sẵn.

Tác giả: George Lakoff, Mark Johnson

Người dịch: Tạ Thành Tấn

Kích thước: 15.5 x 23 cm, 320 trang

Hình thức: Bìa mềm

Số lượng in: 500 bản

0971 998 312

Chúng ta sống bằng ẩn dụ - Metaphors We Live By - George Lakoff & Mark Johnson

"Đối với nhiều người, ẩn dụ là một phương tiện của tưởng tượng thi ca và hoa mĩ tu từ - một vấn đề của loại ngôn ngữ đặc biệt hơn là của ngôn ngữ bình thường. Hơn nữa, ẩn dụ thường được coi là một đặc tính của tự thân ngôn ngữ, một vấn đề của từ ngữ chứ không liên quan gì tới tư duy hay hành động. Bởi lí do này, hầu hết mọi người nghĩ họ có thể sống ổn thỏa mà không cần tới ẩn dụ. Ngược lại chúng tôi thấy rằng ẩn dụ thâm nhập khắp trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà còn cả trong tư duy và hành động. Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, thông qua đó chúng ta tư duy và hành động, về cơ bản là có tính ẩn dụ ".

Ẩn dụ không chỉ là một đặc tính của tự thân ngôn ngữ mà còn thâm nhập trong cuộc sống hàng ngày. Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, thông qua đó chúng ta tư duy và hành động, về cơ bản là có tính ẩn dụ. Bản trích dịch giới thiệu quan niệm của George Lakoff & Mark Johnson về ẩn dụ ý niệm.

1.    Chúng ta sống trong những ý niệm

Đối với hầu hết mọi người, ẩn dụ là một phương tiện của tưởng tượng thi ca và hoa mĩ tu từ - một vấn đề của loại ngôn ngữ đặc biệt hơn là của ngôn ngữ bình thường. Hơn nữa, ẩn dụ thường được coi là một đặc tính của tự thân ngôn ngữ, một vấn đề của từ ngữ chứ không liên quan gì tới tư duy hay hành động. Bởi lí do này, hầu hết mọi người nghĩ họ có thể sống ổn thỏa mà không cần tới ẩn dụ. Ngược lại chúng tôi thấy rằng ẩn dụ thâm nhập khắp trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà còn cả trong tư duy và hành động. Hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta, thông qua đó chúng ta tư duy và hành động, về cơ bản là có tính ẩn dụ.

Những ý niệm chi phối tư duy của chúng ta không chỉ là vấn đề của trí tuệ. Chúng cũng chi phối hoạt động thường ngày của chúng ta, tới những chi tiết tầm thường nhất. Những ý niệm cấu trúc cái ta lĩnh hội được, cách ta nhận thức thế giới, và cách thức chúng ta liên hệ với những cá nhân khác. Do đó hệ thống ý niệm đóng một vai trò trung tâm trong việc xác định những thực tế thường ngày của chúng ta. Nếu chúng tôi đúng trong việc đề xuất rằng hệ thống ý niệm của chúng ta có tính ẩn dụ rộng lớn, vậy thì cách thức chúng ta suy nghĩ, những gì chúng ta trải nghiệm, và những gì chúng ta làm hàng ngày cũng thực sự là một vấn đề của ẩn dụ.

Nhưng hệ thống ý niệm lại không phải là cái gì đó mà chúng ta nhận thức được như thường lệ. Trong hầu hết những việc nhỏ nhặt mà chúng ta thực hiện hàng ngày, ít hay nhiều thì chúng ta cũng suy nghĩ và hành động một cách tự động theo những cách thức nhất định. Chỉ là những cách thức này là gì thì không rõ ràng. Một cách để nhận biết là nhìn vào ngôn ngữ. Bởi vì giao tiếp dựa trên cùng một hệ thống ý niệm mà chúng ta sử dụng trong tư duy và hành động, ngôn ngữ như một nguồn bằng chứng quan trọng để nhận diện hệ thống đó (hệ thống ý niệm).

Chủ yếu dựa trên cơ sở của bằng chứng ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết hệ thống ý niệm thông thường của chúng ta về bản chất là có tính ẩn dụ. Và chúng tôi đã tìm thấy cách bắt đầu để xác định chi tiết xem thực chất của những ẩn dụ đã cấu trúc cách ta nhận thức, cách ta suy nghĩ, và những điều ta làm là gì.

Để đưa ra vài ý tưởng xem một ý niệm có tính ẩn dụ, và một ý niệm ẩn dụ như vậy cấu trúc một hoạt động hàng ngày có thể là gì, hãy bắt đầu với ý niệm TRANH LUẬN và ẩn dụ ý niệm TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH. Ẩn dụ này được phản ánh trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta (tiếng Anh) trong một loạt các biểu thức:

TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH

Những đòi hỏi của bạn không thể chống giữ (phòng thủ) được.

Anh ta tấn công mọi điểm yếu trong lập luận của tôi.

Những chỉ trích của anh ta đã trúng mục tiêu.

Tôi đã đánh đổ lập luận của anh ta.

Tôi chưa từng thắng trong bất cứ cuộc trong một tranh luận nào với anh ta.

Anh phản đối ư? Được rồi, bắn đi!

Nếu bạn sử dụng chiến thuật đó, anh ta sẽ tiêu diệt bạn.

Anh ta đã bắn gục mọi lập luận luận của tôi.

Điều quan trọng phải nhận thấy rằng chúng ta không chỉ nói về những cuộc tranh luận thông qua chiến tranh. Chúng ta thực sự có thể thắng hoặc thua trong tranh luận. Chúng ta coi người mà chúng ta đang tranh luận như một đối thủ. Chúng ta tấn công những quan điểm của anh ta và bảo vệ những quan điểm của mình. Chúng ta tiến tới và thoái lui. Chúng ta thiết lập và sử dụng những chiến lược. Nếu nhận thấy một điểm không thể tấn công được, chúng ta có thể từ bỏ nó và chuyển một hướng tấn công mới. Rất nhiều điều chúng ta thực hiện trong tranh luận đã được cấu trúc một phần bởi ý niệm chiến tranh. Mặc dù không có cuộc chiến tranh thực sự nhưng có một trận chiến ngôn từ, và cấu trúc của một cuộc tranh luận - tấn công, phòng thủ, phản công, v.v… - phản ánh điều này. Chính theo nghĩa này, ẩn dụ TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH là một ẩn dụ mà chúng ta sống trong nó trong nền văn hóa này; nó cấu trúc những hành động chúng ta thực hiện trong tranh luận.

Thử tưởng tượng một nền văn hóa, nơi mà tranh luận không được nhìn nhận thông qua chiến tranh, nơi mà không có kẻ thắng người thua, không có sự ý thức về tấn công hay phòng thủ, tiến lên hay thoái lui. Tưởng tượng một nền văn hóa nơi mà tranh luận được nhìn nhận như một điệu nhảy, những người tham gia giống như những vũ công, và mục đích là để trình diễn trong một cách thức hài hòa và hấp dẫn về thẩm mỹ. Trong một nền văn hóa như vậy, mọi người sẽ nhìn nhận tranh luận theo một cách khác, trải nghiệm nó một cách khác, thực hiện nó một cách khác, và nói về nó một cách hoàn toàn khác. Nhưng chúng ta sẽ hầu như chắc chắn không coi đó là tranh luận: đơn giản là họ thực hiện điều gì đó khác biệt. Thậm chí còn có vẻ kì lạ khi gọi điều họ đang làm là “tranh luận”. Có lẽ cách thức trung lập nhất để miêu tả sự khác biệt này giữa nền văn hóa của họ và của chúng ta là nói rằng chúng ta có một hình thức diễn ngôn được cấu trúc thông qua trận chiến và họ có một hình thức diễn ngôn được cấu trúc thông qua điệu nhảy.

Đây là ví dụ cho thấy một ý niệm ẩn dụ, cụ thể, TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH, cấu trúc (ít nhất là một phần) những gì mà chúng ta làm và cách thức chúng ta hiểu những gì chúng ta đang làm khi chúng ta tranh luận. Bản chất của ẩn dụ là nhận thức và trải nghiệm một điều gì đó thông qua một điều khác. Điều đó không có nghĩa tranh luận là một dạng của chiến tranh. Tranh luận và chiến tranh là những sự loại hoàn toàn khác nhau - diễn ngôn ngôn từ và xung đột vũ trang - và những hành động được thực hiện cũng là những loại hành động khác nhau. Nhưng TRANH LUẬN đã được cấu trúc, được hiểu, được thực hiện, và nói tới một phần thông qua CHIẾN TRANH. Ý niệm đã được cấu trúc một cách ẩn dụ, hoạt động cũng được cấu trúc một cách ẩn dụ, và đương nhiên, ngôn ngữ cũng được cấu trúc một cách ẩn dụ.

Hơn nữa, đây là cách thức thông thường để thực hiện một tranh luận và nói về nó. Theo thói thường chúng ta vẫn sử dụng cụm từ “tấn công một quan điểm” để nói về việc tấn công (công kích) một quan điểm nào đó. Những cách thức quy ước của chúng ta khi nói về tranh luận giả định trước một ẩn dụ mà chúng ta hầu như không bao giờ ý thức được. Ẩn dụ không chỉ đơn thuần nằm trong từ ngữ chúng ta sử dụng - nó nằm ngay chính ở ý niệm về tranh luận của chúng ta. Ngôn ngữ của tranh luận không thi vị, huyền ảo, hay có tính hùng biện; nó là trực nghĩa (nghĩa đen). Chúng ta nói về tranh luận theo cách đó bởi chúng ta nhận thức nó theo cách đó - và chúng ta hành động theo cách mà chúng ta nhận thức sự việc.

Luận điểm quan trọng nhất mà chúng tôi trình bày cho tới giờ là coi ẩn dụ không chỉ là một vấn đề của ngôn ngữ, tức là của từ ngữ thuần túy. Chúng tôi sẽ chỉ ra, ngược lại là đằng khác, rằng hầu hết các quá trình tư duy của con người có tính ẩn dụ. Đấy là những gì mà chúng tôi muốn nói khi nói rằng hệ thống ý niệm của con người được cấu trúc và định nghĩa một cách ẩn dụ. Những ẩn dụ là những biểu thức ngôn ngữ bởi chúng nằm trong hệ thống ý niệm của một cá nhân. Bởi vậy bất cứ chỗ nào trong cuốn sách này nói tới ẩn dụ, như TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH, thì cần phải hiểu ẩn dụ có nghĩa là ý niệm ẩn dụ.\

2. Tính hệ thống các ý niệm ẩn dụ

Tranh luận thường được tiến hành theo các khuôn mẫu; tức là có những điều nhất định mà chúng ta thường làm và không làm trong tranh luận. Thực tế là việc chúng ta một phần ý niệm hóa tranh luận thông qua trận chiến một cách hệ thống có tác động tới hình thức mà các tranh luận diễn ra và cách nói về những gì chúng ta thực hiện trong tranh luận. Bởi ý niệm ẩn dụ có tính hệ thống, ngôn ngữ ta sử dụng để nói về khía cạnh đó của ý niệm cũng có tính hệ thống.

Chúng ta đã thấy trong ẩn dụ TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH những biểu thức thuộc vốn từ vựng về chiến tranh, ví dụ, tấn công một vị trí quân sự (quan điểm), không thể phòng thủ (bảo vệ), chiến lược, hướng tấn công mới, chiến thắng, rút lui, v.v, đã tạo nên một cách nói có hệ thống về những khía cạnh chiến trận của tranh luận. Không phải ngẫu nhiên mà những biểu thức này lại có nghĩa như vậy khi chúng ta sử dụng chúng để nói về tranh luận. Một phần của mạng lưới ý niệm về trận chiến phần nào biểu thị ý niệm về một cuộc tranh luận, và ngôn ngữ phù hợp theo nó. Bởi những biểu thức ẩn dụ trong ngôn ngữ của chúng ta được kết nối tới những ý niệm ẩn dụ theo một cách thức có tính hệ thống, chúng ta có thể sử dụng những biểu thức ngôn ngữ có tính ẩn dụ để tìm hiểu bản chất của những ý niệm ẩn dụ và để đạt được một sự hiểu biết về bản chất ẩn dụ của những hoạt động của chúng ta.

Để có được một ý tưởng về cách thức mà những biểu thức ẩn dụ trong ngôn ngữ hàng ngày có thể đem lại cho chúng ta một cái nhìn sâu vào bản chất ẩn dụ của những ý niệm cấu trúc nên các hoạt động thường ngày, hãy xem xét ý niệm ẩn dụ THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC như nó được phản ánh trong tiếng Anh đương thời.

THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC

Bạn đang làm lãng phí thời gian của tôi.

Tiện ích này sẽ tiết kiệm thời gian của bạn.

Tôi không  thời gian cho bạn.

Bạn sử dụng thời gian của mình như thế nào vào những ngày này?

Tôi đã đầu tư rất nhiều thời gian vào cô ta.

Tôi không có đủ thời gian dành cho việc đó.

Anh đang cạn kiệt thời gian.

Bạn cần phải dự thảo quỹ thời gian của mình.

Dành riêng ra một chút thời gian cho việc chơi bóng bàn.

Điều này có đáng giá không?

Bạn còn nhiều thời gian không?

Anh ta đang sống bằng thời gian vay mượn.

Bạn không sử dụng thời gian của mình một cách sinh lợi nhuận.

Tôi đã đánh mất nhiều thời gian khi bị ốm.

Cảm ơn thời gian bạn dành cho tôi.

Trong nền văn hóa của chúng ta, thời gian là một vật phẩm có giá trị. Nó là một nguồn tài nguyên hạn chế mà chúng ta sử dụng để hoàn thành các mục tiêu. Bởi cách thức khái niệm lao động được phát triển trong văn hóa phương Tây hiện đại, nơi lao động thường liên đới với khoảng thời gian nó sử dụng, và bởi thời gian được định lượng một cách chính xác, nên đã hình thành thói quen trả lương theo giờ, theo tuần, hay theo năm. Trong văn hóa của chúng ta THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC thể hiện ở nhiều phương diện: đơn vị tính cước điện thoại, tiền lương theo giờ, giá phòng khách sạn, ngân sách hàng năm, lãi suất cho vay và trả nợ những món nợ cho xã hội bằng “thời gian phục vụ”. Những thông lệ này tương đối mới trong lịch sử loài người, và không có nghĩa là chúng tồn tại trong mọi nền văn hóa. Chúng đã phát sinh trong các xã hội công nghiệp hiện đại và đã cấu trúc những hoạt động hàng ngày của chúng ta một cách sâu sắc. Tương ứng với thực tế chúng ta hành động như thể thời gian là một mặt hàng có giá trị - một nguồn hạn chế, ngay cả tiền bạc - nên chúng ta đã nhận thức thời gian theo cách đó. Bởi vậy chúng ta nhận thức và trải nghiệm thời gian như một thứ có thể sử dụng, lãng phí, dự thảo, đầu tư một cách khôn ngoan hoặc kém hiệu quả, tiết kiệm, hay hoang phí.

THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, THỜI GIAN LÀ MỘT NGUỒN LỰC CÓ HẠN và THỜI GIAN LÀ MỘT MẶT HÀNG CÓ GIÁ TRỊ đều là những ý niệm ẩn dụ. Chúng mang tính ẩn dụ vì chúng ta sử dụng những kinh nghiệm hàng ngày về tiền bạc, những nguồn lực có hạn, và những hàng hóa có giá trị để ý niệm hóa thời gian. Đây không phải là một cách thức tất yếu để con người ý niệm hóa thời gian, nó gắn với nền văn hóa của chúng ta. Những nền văn hóa khác lại có những cách nhìn khác về tiền bạc.

Các ý niệm ẩn dụ THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, THỜI GIAN LÀ MỘT NGUỒN LỰC CÓ HẠN và THỜI GIAN LÀ MỘT MẶT HÀNG CÓ GIÁ TRỊ hình thành một hệ thống đơn dựa trên sự tiểu phạm trù hóa, vì trong xã hội chúng ta, tiền là một nguồn lực có hạn và nguồn lực có hạn là những hàng hóa có giá trị. Những mối quan hệ tiểu phạm trù hóa này biểu thị những mối quan hệ có tính kế thừa giữa các ẩn dụ: THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC dẫn tới THỜI GIAN LÀ MỘT NGUỒN LỰC CÓ HẠN, dẫn tới THỜI GIAN LÀ MỘT MẶT HÀNG CÓ GIÁ TRỊ.

Chúng tôi đang áp dụng việc sử dụng ý niệm ẩn dụ cụ thể nhất, trong trường hợp này là THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, để mô tả cho toàn bộ hệ thống. Trong số những biểu thức được liệt kê ra sau ẩn dụ THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, một số liên quan trực tiếp tới tiền (tiêu, đầu tư, dự thảo ngân sách, có thể trả giá), những cái khác liên quan tới những nguồn lực có hạn (sử dụng, sử dụng hết, có đủ, cạn kiệt), và một số thì liên quan tới những hàng hóa có giá trị (có, cho, đánh mất, xin). Đây là một ví dụ về cách thức mà trong đó những kế thừa có tính ẩn dụ có thể biểu thị cho một hệ thống mạch lạc các ý niệm ẩn dụ và một hệ thống mạch lạc của các biểu thức ẩn dụ tương ứng với các ý niệm này.

3. Tính hệ thống ẩn dụ:  Làm nổi bật và Ẩn giấu

Chính tính hệ thống cho phép chúng ta lĩnh hội một khía cạnh của một ý niệm thông qua một ý niệm khác (ví dụ, lĩnh hội một khía cạnh của tranh luận thông qua chiến trận) sẽ tất yếu ẩn giấu những khía cạnh khác của ý niệm. Trong khi cho phép chúng ta tập trung vào một khía cạnh nào đó của ý niệm (v.d, các khía cạnh tranh đấu của tranh luận), thì ý niệm ẩn dụ có thể ngăn chúng ta khỏi các khía cạnh khác của ý niệm không phù hợp với ẩn dụ đó. Ví dụ, giữa một cuộc tranh luận nảy lửa, khi chúng ta dự định tấn công một quan điểm của đối thủ và bảo vệ quan điểm của ta, thì chúng ta có thể bỏ qua khía cạnh hợp tác trong tranh luận. Một người nào đó đang tranh luận với bạn có thể được xem như đang đem lại cho bạn thời gian của anh ta, một mặt hàng có giá trị, trong nỗ lực hiểu biết lẫn nhau. Nhưng khi chúng ta bận tâm tới khía cạnh tranh đấu thì chúng ta thường bỏ qua các khía cạnh hợp tác.

Một trường hợp tinh tế hơn nhiều về cách thức một ý niệm ẩn dụ có thể làm ẩn giấu một khía cạnh của kinh nghiệm có thể được thấy trong những gì mà Michael Reddy đã gọi là “ẩn dụ đường dẫn (kênh giao tiếp)”. Reddy nhận xét rằng ngôn ngữ về ngôn ngữ của chúng ta được cấu trúc một cách đại thể bởi ẩn dụ phức sau:

Ý TƯỞNG (hay Ý NGHĨA) LÀ VẬT THỂ.

BIỂU THỨC NGÔN NGỮ LÀ VẬT CHỨA.

GIAO TIẾP LÀ GỬI PHÁT.

Người nói đặt ý tưởng (vật thể) vào trong từ (vật chứa) và gửi chúng (theo một đường dẫn) tới một người nghe; người nghe lấy ý tưởng/ vật thể ra khỏi từ/ vật chứa. Reddy dẫn chứng tư liệu điều này với hơn một trăm dạng biểu thức trong tiếng Anh, ông ước tính chúng chiếm ít nhất 70% các biểu thức chúng ta sử dụng để nói về ngôn ngữ. Đây là một vài ví dụ:

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click và sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra pop up với các lựa chọn sau

Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng để lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng

Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán

Nếu bạn đã có tài khoản vui lòng nhập thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống

Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin cá nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình

Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng, lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận lại đơn hàng và địa chỉ của bạn.

Trân trọng cảm ơn.

zalo